đào tạo seo - căn hộ the park avenue - Thép ống - Thép hộp

Sắt thép xây dựng: Cảnh giác với "thép gầy"



Trên thị trường hiện nay, dân xây dựng chuyên nghiệp đều biết đến khái niệm sắt "âm", hay là sắt gầy. Loại sắt này nom bề ngoài thì không khác gì thép "chuẩn", nhưng thực tế thì đường kính nhỏ đi chút ít, từ 0,5 - 0,8 ly. Cái khác nhất chính là giá. Giá thép "gầy" bao giờ cũng thấp hơn giá thép tiêu chuẩn vài chục nghìn/cây. Chính điều này đã khiến sắt gầy luôn là sự lựa chọn số một của dân làm công trình. Thép phi 16 giá 140.000đ/cây, nếu "gầy", giá chỉ 127.000đ/cây. Nhẩm tính sơ cũng thấy chủ thầu sẽ lợi bao nhiêu nếu dùng loại thép này.

Người bán hàng cho rằng, việc hao hụt đôi chút về kích thước không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình, nhất là đối với nhà dân dụng. Nhưng với người tiêu dùng bình thường, ít ai phân biệt được "gầy" và "béo" bằng mắt thường, chủ yếu chỉ căn cứ vào thương hiệu sản phẩm và hình thức bên ngoài của cây thép. Còn đối với các kỹ sư thiết kế thì đây là vấn đề lớn. Vì 1 thanh thép "gầy" thì không sao, nhưng công trình hàng vạn thanh thép. Việc hao hut này không thể coi nhẹ được. 
Không chỉ các cơ sở sản xuất thép gia công mới sản xuất loại thép hao hụt này, mà không ít doanh nghiệp thép lớn, có tên tuổi cũng có loại sản phẩm này. Chủ thầu xây dựng, xây nhiều công trình một lúc, có thể đặt hàng tại công ty với số lượng lớn. Việc sản xuất loại thép gầy này trước kia một số công ty thép đã làm thử một cách công khai như có các loại thép được đăng ký mã số dưới mức tiêu chuẩn hiện hành. Hiện nay, các công ty này đã bỏ (trên danh nghĩa) việc sản xuất loại này, nhưng thực tế khách hàng cần thì vẫn có. 
Thép gầy, thực ra không mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất, thậm chí nếu xảy ra chuyện còn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín sản phẩm và thương hiệu. Giá thép bán ra cho đại lý được tính theo cân, nên gầy hay béo giá vẫn thế. Nhưng nhiều nơi vẫn phải chấp nhận sản xuất do áp lực từ phía nhà phân phối. Như trên đã nói, giá thép gầy và đủ chênh lệch nhau khá lớn, trong khi về cảm quan lại khó phân biệt, nên người bán hàng thường nhập nhằng hai loại này với nhau, để thu được khoản lãi lớn hơn. Họ có thể bán rẻ hơn chút ít so với thép tiêu chuẩn ở chỗ khác, và thế là vừa bán được nhiều hàng, vừa có lãi cao. Nhiều đại lý lớn hiện nay vẫn móc nối với công ty thép để đặt hàng loại sản phẩm này. 
Thiệt hại về phía người tiêu dùng chính yếu vẫn là phải mua loại hàng giá cao hơn giá thực tế. Thép nhà máy có hao hụt đôi chút vẫn tốt hơn thép gia công, lẫn nhiều tạp chất, và cũng thường xuyên thiếu. Nếu như tại các công trình lớn, nhà cung cấp luôn được yêu cầu phải có giấy chứng nhận bảo đảm độ chuẩn của thép như một điều kiện bảo hành, thì việc này lại ít nhà dân nào chú ý đến (vì một lẽ đơn giản, nhà dân xây xong là xong, chẳng bao giờ bị ... thanh tra). 
Thực ra hệ thống chuẩn trong đo lường chất lượng thép đã có từ lâu, nhưng cái khó là kiểm tra. Với thép xây dựng trong nước, hiện nay có quy định doanh nghiệp phải tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong một phát biểu trên báo chí gần đây, ông Phạm Ngọc Trân, tổng cục phó Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng thừa nhận, nếu như doanh nghiệp không tiến hành thủ tục công bố hoặc công bố chất lượng nhưng thực tế thực hiện lại không đúng, cũng không có cơ sở chế tài nào vì trong quy định hiện hành không có. Thiếu biện pháp chế tài thì kiểm tra cũng bằng thừa. Một lý do khác là mặt hàng thép không thuộc danh mục hàng hoá bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam, cũng không thuộc danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng. 
Ðể có thể có một sự kiểm định chuẩn mực hơn, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, có lẽ sẽ còn phải chờ đợi. Trong thời gian đấy, chuyện "bắt tay" giữa nhà sản xuất và nhà phân phối vẫn tiếp tục mang lợi nhuận tới cho một số người, và thiệt hại cho vô số người khác. Thị trường cạnh tranh không có sự kiểm soát đã trở thành cạnh tranh một chiều!.




Share your views...

1 Respones to "Sắt thép xây dựng: Cảnh giác với "thép gầy""

Unknown nói...

thông tin bạn cung cấp đầy đủ ghê, mình cũng làm cửa cổng xếp inox tại đà nẵng nên rất cần tham khảo những thông tin này :)


lúc 04:49 12 tháng 12, 2014

Đăng nhận xét

 

Our Partners

© 2010 Cua cong xep | cua cuon sat | Kiến trúc nội thất đẹp All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info

Liên kết: Bảng giá Seo - Bảng giá seo website Cần mua thang nhôm liên hệ Vũ Hưng nhé.
Chuẩn bị cúng tất niên mà thiếu đồ liên hệ Khường Bùi nhé.
Các bạn nữa vào đây muagiày cao gótgọi ngay cho Thành
Bạn đã biết nơi báncửa nhựa lõi thép chất lượng chưa