đào tạo seo - căn hộ the park avenue - Thép ống - Thép hộp

Gốm cổ Việt Nam và những giá trị nghệ thuật!!




Gốm ra đời trước khi xã hội có giai cấp; gốm bắt nguồn từ nghệ thuật dân gian: tình cảm con người, tình cảm nghệ sĩ trực tiếp chuyển vào bản thân của gốm trước tiên qua lao động “nhào nặn”, làm cho bản thân của Pottery rung cảm, nói lên tiếng nói của nghệ sĩ, của cuộc sống xã hội. Điều đơn giản này không phải dễ phát hiện ngay. Châu Âu vốn tự hào với nền công nghiệp gốm phát triển, khi đồ sứ Trung Quốc và Nhật Bản tràn sang, mới thấy “cần phải học tập không chỉ về kỹ thuật, mà cả về khái niệm đúng đối với hình dáng và lối trang trí tùy thuộc chất liệu này”. Ở Nhật Bản, K. Phu-ki-ni, nhà nghiên cứu gốm lâu năm có một nhận xét đáng lưu ý: “Từ buổi bình minh của muôn vật, đời sống con người không bao giờ tồn tại mà không tự biểu hiện trong một loạt nào đó của tác phẩm đồ gốm” Gốm Việt Nam nổi bật những đặc tính truyền thống đó. Gốm Việt Nam không phân biệt giữa gốm “lò quan” và gốm “lò dân” như ở một số nước thời phong kiến, mặc dù có một số gốm làm ra phần nào phục vụ cho vua chúa.
 

Cho nên, muốn đánh giá nghệ thuật gốm Việt Nam, điều quan trọng là cần đứng chỗ đứng của nghệ thuật dân gian, cần nhìn rõ mối quan hệ giữa gốm và cuộc sống của đông đảo quần chúng đương thời. Không vì thấy thiếu hào nhoáng, thiếu lộng lẫy mà không thấy cái cốt lõi rất quý của gốm Việt Nam, thường mang tính trong sáng, nhuần nhuyễn, bình dị, có khi còn thô sơ như tiếng nói giọng hò quen thuộc trong nhân dân.
 
Dưới đây, xin lược qua đặc điểm của một số loại gốm chính Việt Nam bao gồm:
 
I. Buổi sơ khai của nghệ thuật gốm đất nung
 
Nhiều cuộc khai quật trong vòng hai mươi năm trở lại đây cho thấy bộ mặt gốm đất nung cách đây 5.000 năm đến đầu công nguyên thật là phong phú. Có thể nêu lên một số điển hình:
 
Gốm Phùng Nguyên (và gốm nhiều di chỉ cùng loại), cách đây 5.000 đến 4.000 năm, tổ tiên ta đã biết sử dụng bàn xoay thành thục, đã biết trang trí lên gốm bằng những nét khắc tinh xảo, chủ yếu là hoa văn răng lược, khắc vạch, làn sóng, một số thiên về lối hình học (như gốm Gò Bông). Đã biết dùng màu đất trắng và màu đá son tô thắm lên bề mặt hình khắc của gốm trước khi nung; đã biết nung độ lửa già nhất của đất nung (như gốm Việt Tiến).
 
Gốm Đồng Đậu (và gốm nhiều di chỉ cùng loại), cách đây khoảng 3.500 năm, hoa văn càng đa dạng: xoắn ốc, răng cưa, đường chấm song song, hình trám in, v.v… Đặc biệt, còn tìm thấy tượng bò tót, tượng chim, đầu gà…
 
Gốm Gò Mun (và gốm nhiều di chỉ cùng loại), cách đây trên 3.000 năm, hoa văn hình học chiếm ưu thế. Nhiều hoa văn rõ ràng bắt chước hoa văn trên đồ đồng (kể cả một số hoa văn thuộc gốm Đồng Đậu).
 
Gốm Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun không chỉ sớm phong phú về hoa văn, mà cũng phong phú về hình dáng. Nhiều hình dáng cho đến sau này vẫn còn được bảo tồn trong các lò gốm dân gian, như loại vò có miệng loe đứng, cổ cao, bụng nở (Đồng Đậu); loại vò cũng như nồi cỏ miệng loe rộng, cổ ngắn, bụng nở (Đồng Đậu); loại vò, nồi, có miệng loe xiên, cổ thắt (Đồng Xấu); bát, bình, cốc, ống nhổ chân thấp, chân cao (Phùng Nguyên), v.v… Ơở miền Nam, gốm vùng châu thổ sông Cửu Long, quãng những thế kỷ đầu công nguyên, gốm Sa Huỳnh quãng thế kỷ thứ 5, cũng có nhiều hoa văn làn sóng, hình học, nhiều hình dáng rất gần gũi với gốm cổ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Có hình dáng điển hình của gốm miền Nam như cái lu, cái chĩnh vẫn bảo tồn cho đến nay ở nhiều cơ sở sản xuất gốm trong Nam. Riêng hình cái chĩnh khá giống hình một số gốm Đông Sơn được phát hiện khá nhiều.
 
Người ta từng đặt câu hỏi: trong thời đại đồng thau phát triển rực rỡ, gốm đất nung sao vẫn còn trang trí ngày một công phu và có xu hướng bắt chước đồ uống, nhất là về mặt hoa văn?
 
Điều có thể khẳng định được là:
 
Nghệ thuật dân gian tồn tại và phát triển từ trong cuộc sống của quần chúng, thường được thể hiện rộng rãi nhất từ những chất liệu thông thường nhất, từ những đồ dùng thông thường nhất (như đồ mây tre tiếp đến là đồ đất nung).
 
Nghệ thuật đất nung bắt chước nghệ thuật đồ đồng, không hề giảm mà còn làm sáng tỏ thêm phong cách nghệ thuật đồ đồng cùng thời. Gốm bắt chước đồng càng làm càng sáng tỏ thêm quá trình phân hóa giai cấp của xã hội đương thời.
 
Mối tương quan khá rõ nét giữa các nền nghệ thuật cổ xưa trên cùng một dải đất Việt Nam nói riêng, trên khu vực Đông Nam Aá nói chung được phản ánh qua phong cách nghệ thuật đồ đồng cũng như phong cách nghệ thuật đồ đất nung cùng thời.

 
2. Gốm hoa nâu và tiền thân của nó
 
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ 10, các nhà nghiên cứu trước đây mới chỉ nhắc đến gốm “Hán bản địa”, tức là những loại gốm đất nung hoặc sành xốp có men hoặc không men, tìm thấy trong các ngôi mộ người Hán chôn cất trên đất Việt Nam, phần lớn làm theo dạng gốm minh khí của Trung Quốc đương thời. Nhưng bên cạnh loại gốm này, còn vô số loại đất nung, sành nâu, sành trắng vẫn được tự sản tự tiêu trong các cộng đồng làng xã. Những loại gốm này vẫn tiếp tục những truyền thống của gốm cổ xưa, nhất là về mặt hình dáng. Di chỉ Cụ Trì (Thanh Miện – Hải Hưng) là một khu vừa mộ táng, vừa cư dân thuộc thời kỳ đó, đã tìm thấy chiếc vò, hũ men da lươn mỏng dính, dáng giống dáng gốm Đồng Đậu, và cũng còn rất quen thuộc cho đến ngày nay. Men da lươn căn bản làm bằng chất tro pha với đá son, đá thối và một số ít đất, vôi khác mà cha ông ta đã biết tận dụng nguyên liệu địa phương hầu như có sẵn khắp nơi.
 
Gốm hoa nâu, thường thuộc loại sành xốp, men ngà bóng, hoa văn màu nâu. Hoa được khắc vạch trên xương đất ướt trước khi tô màu. Cũng có loại nền nâu, hoa văn trắng. Dần về sau, gốm hoa nâu được thể hiện theo nhiều kỹ thuật khác nhau, nhưng căn bản vẫn bấy nhiêu chất liệu: men tro, đá son, đá thối hoặc rỉ sắt, hoàn toàn giống nguyên liệu của gốm men da lươn.
 
Đặc điểm phong cách của gốm hoa nâu là hình dáng đầy đặn, chắc khỏe, phù hợp với lối khắc, lối tô mảng to mảng nhỏ sâu nông tùy tiện, và trên nền rất thoáng. Đề tài trang trí rất gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của Việt Nam: tôm, cá, voi, hổ, chim khách, hoa sen, hoa súng, lá khoai nước, lá râm bụt, võ sĩ đấu giáo, cưỡi voi, v.v… Một số gốm hoa nâu về sau bắt chước phong cách thể hiện của gốm hoa lam. Từ đó, mất dần vẻ đẹp độc đáo của gốm hoa nâu.
 
Nghiên cứu quá trình phát triển gốm hoa nâu, có thể cho ta một số khẳng định:
 
Gốm hoa nâu vốn có từ trước thế kỷ 11, ra đời cùng với gốm men da lươn. Việc sử dụng đá son tô lên gốm vốn có từ thời nguyên thủy (gốm Phùng Nguyên). Cho đến ngày nay, ở nhiều lò dân gian vẫn có những nghệ nhân dùng chất liệu và kỹ thuật này để làm những tác phẩm riêng biệt.
 
Giai đoạn tiêu biểu nhất của gốm hoa nâu, về mặt nghệ thuật cũng như kỹ thuật, là từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Nó mang rõ nét của loại gốm hoa nâu rất Việt Nam, không một loại gốm nước ngoài nào lẫn lộn được. Chỉ một màu nâu mà tạo ra nhiều sắc thái, không đơn điệu.
 
Ơở đây, cần nhắc đến luận điểm của một số nhà nghiên cứu Pháp trước đây, cố tình cho rằng gốm hoa nâu Việt Nam bắt chước gốm Từ Châu của Trung Quốc.
 
Thật ra, lò hình dân gian Từ Châu của Trung Quốc mà tiêu biểu là gốm hoa đen, xét về kỹ thuật, phong cách thể hiện, hoàn toàn không giống gốm hoa nâu Việt Nam: màu đen lấy từ chất gỉ sắt có hàm lượng măng gan nhiều; cách vẽ lưu loát của bút nho không liên quan gì đến lối khắc và tô son của gốm hoa nâu Việt Nam. Hơn nữa, đồ án trang trí, lối cách điệu hoàn toàn khác. Cũng như ở Thái Lan, vẫn có gốm hoa nâu với nền màu men da lươn cổ xưa gọi là gốm Su-cô-tai. Nó vẫn có màu sắc sáng tạo riêng của nó.


3. Gốm men ngọc
 
Gốm men ngọc cũng đã phát triển từ trước thế kỷ 11. Một số lọ men ngọc tảo kỳ, có thể vào thế kỷ thứ 8, thứ 9, dáng rất chắc khỏe, men phủ khá dầy. Khá nhiều hiện vật cùng kiểu men còn sống, chứng tỏ kỹ thuật men ngọc ban đầu chưa thành thục. Xương đất và men chứa nhiều hàm lượng sắt, không những tạo điều kiện làm ra men da lươn, mà còn tạo điều kiện làm ra men ngọc. Trong nghề gốm, từ những kết quả ngẫu nhiên dẫn đến những kết quả dụng ý là sự việc thường làm. Quy luật tìm ra men ngọc ở Trung Quốc, ở Việt Nam, ở Triều Tiên,… từ thời xưa chắc cũng như vậy với điều kiện nguyên liệu và phương pháp nung tạo kiểu châu Á gần như nhau.
 
Gốm men ngọc Việt Nam, với hoa văn khắc chìm hoặc in nổi chủ yếu trong lòng bát, lòng đĩa dưới mầu men ngọc trong suốt, cho ta một vẻ đẹp dịu dàng sâu đậm. Cũng có cái do việc nung lửa không đều, mà từ mầu ngọc xanh ngả sang mầu vàng úa, vàng nâu. Đề tài trang trí thường là hoa lá, chim phượng, một số ít có hình người lẫn trong hoa lá. Hoa văn men ngọc có ảnh hưởng nhiều của hoa văn chạm khắc lên đá đương thời.
Một số học giả phương tây trước đây cho rằng gốm men ngọc Việt Nam mà họ mệnh danh là đồ Tống Thanh Hóa (vì tìm thấy nhiều tại Thanh Hóa), do các “di thần” nhà Tống biết nghề gốm làm ra. Họ là những người chạy loạn sang Việt Nam dưới thời Trung Quốc bị quân Nguyên xâm chiếm (1279 – 1368). Một số học giả Việt Nam trước đây cũng vội vã trích dẫn theo. Đó là điều lầm lẫn đáng tiếc và hoàn toàn thiếu khoa học.
 
Thật ra, gốm men ngọc Trung Quốc thời Bắc Tống hay Nam Tống, xương đất rất đanh và nặng, hầu như đã thành sứ. Chất liệu men cũng nặng về thành phần đá hơn là gio, nên xương đất và men quyện vào nhau. Mầu men ngọc được chủ động do điều khiển lửa hoàn nguyên khá cao và chính xác. Nhưng một số ít men ngọc thuộc các lò dâu vùng Hoa Nam, đặc biệt là vùng Quảng Đông, thì xương rất nhẹ, phủ men gio, nên bộ mặt có những nét dễ giống với gốm men ngọc Việt Nam. Trường hợp này, vẫn có thêm nhiều yếu tố đối chứng khác để phân biệt.
 
Gốm men ngọc cũng rất thịnh hành ở những thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, nửa đầu thế kỷ 14. Khi có gốm hoa lam và gốm nhiều mầu, thì gốm men ngọc, cũng như gốm hoa nâu, phải nhường bước cho loại gốm mới. Đó là điều tất yếu. Mấy học giả phương Tây cho rằng khi quân Minh chiếm lại đất Trung Quốc, các di thần nhà Tống trở về nước, đem theo cả bí quyết làm gốm men ngọc, nên “đồ Tống Thanh Hóa” bị mai một. Đó là lối suy diễn nếu không có dụng ý, thì cũng không dựa trên một cứ liệu khoa học nào cả.


4. Gốm hoa lam
 
Gốm hoa lam có từ cuối thế kỷ 14. Hình dáng và bút pháp ban đầu rất đơn giản. Mầu lam dưới men lộ rõ sắc, men bám chặt vào xương đất có độ rắn cao. Đó là loại “sành sứ” được phát triển cho đến ngày nay, tuy phong cách mỗi thời đều có thay đổi. Gốm hoa lam thường trang trí dưới men, nhưng không khắc vạch, và chỉ vẽ lối nhẹ nhàng như thủy mạc. Vẽ đẹp tiêu biểu của gốm hoa lam Việt Nam là lối vẽ phóng bút trên các lọ hoa, chân đèn, bát đĩa to hoặc nhỏ nhất là từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17. Đề tài trang trí thường là rồng, phượng, mây, hoa sen, hoa cúc dây, v.v… Với mầu lam ngả về xám trên nền trắng hơi ngà. Hình dáng của loại này cũng có nhiều cái đẹp độc đáo: bát, chén, đĩa chân rất to và rất cao; chân đèn, lọ hoa dáng khỏe mà thanh nhã. Đặc biệt từ giữa thế kỷ 15, một số chân đèn, lư hương, lọ hoa, con giống không những khắc niên đại mà có khi còn khắc cả tên người làm. Đó là điều rất hiếm trong nghệ thuật cổ đại Việt Nam. Cũng cần nói thêm: bát men ngọc thời Lý thì chân nhỏ xíu và bát hoa lam thời này chân rất to và cao, trước tiên là do yêu cầu kỹ thuật thay đổi có lợi về mặt kinh tế (từ việc sử dụng con kể chuyển sang cạo men ở lòng bát để chồng lên nhau khi vào lò, thì với một loại xương đất nào đó, buộc phải chuyển việc làm bát từ chân nhỏ thành chân to và cao để khỏi dính nhau). Có nhiều học giả nước ngoài và trong nước trước đây nhân cái bát chân to nhỏ khác nhau mà đoán định nguyên nhân chính thuộc về mặt tư duy, hoặc thuộc về mặt tôn giáo là không đúng. Điều đáng nêu là sự phối hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật ở đây khá tài tình; làm cho gốm chân nhỏ hay chân to đều tạo nên được vẻ đẹp đáng giá.
 
Gốm hoa lam từ thế kỷ 19 trở về sau kém đẹp có lẽ do thị trường xuất khẩu hạn chế. Nước men kém trong, do chất liệu về đất pha vào men có thay đổi. Như nhiều loại bình, chóe có niên hiệu Gia Long không những men kém chảy, kém trong mà hình dáng nặng nề, trang trí mảnh dẻ không ăn với nhau, báo hiệu giai đoạn đi xuống của gốm hoa lam. Về sau, kỹ thuật gốm hoa lam có tiến bộ hơn; nhưng lối vẽ tay thành thục của những thế kỷ xưa nhường bước cho lối in hoa, không cho phép trở lại cái đẹp như trước được nữa.
 
Gốm hoa lam Việt Nam đối chiếu với gốm hoa lam dân gian Trung Quốc xuất hiện từ đời Minh trở về sau có mối ảnh hưởng qua lại. Nhưng bút pháp mỗi bên đều vẫn nhận ra sự khác biệt căn bản.
 

5. Gốm vẽ mầu trên men và gốm nhiều men mầu.
 
Gốm vẽ mầu trên men dường như chỉ để xuất khẩu. Hiện nay, mới phát triển các loại bát đĩa với hình dáng và xương đất giống các loại gốm hoa lam ở những thế kỷ 15, 16. Mầu trên men chủ yếu là mầu đỏ đậm, mầu xanh đồng, mầu lam nhạt. Theo tư liệu trong nước và nước ngoài, đối chiếu với một số gốm cổ Việt Nam phát hiện tại Nhật Bản, Nam Dương, Phi Luật Tân, càng xác minh loại gốm này xuất bán tại các nước vùng Đông Nam Aá khá nhiều ở thời điểm trên. Hiện vật gốm mầu trên men còn sót lại ở Việt Nam rất hiếm. Viện bảo tàng lịch sử còn giữ được một bát miệng loe, mầu trên men đã bị bong nhiều. Sở Văn hóa Hà Nội còn giữ được một đĩa to vẽ kỳ lân, mầu cũng đã bị bong ít nhiều.
 
Gốm nhiều men mầu, thịnh nhất và đẹp nhất là ở thế kỷ 10, 17. Giai đoạn này, nghệ thuật điêu khắc gỗ ở các đình chùa đạt đến đỉnh cao. Gốm dùng vào việc thờ cúng cũng bắt chước điêu khắc gỗ; rất nhiều lư hương, chân đèn, gốm chạm trổ công phu theo kiểu nghi môn, cửa võng, với đề tài rồng, phượng, hạc, tôm, cá, người v.v… y hệt kiểu chạm gỗ đương thời. Hiện vật được phủ các mầu men vàng đậm, xanh đồng, lam, trắng ngà chảy bóng và trong suốt quyện vào nhau; lại có mảng để mộc không men. Tất cả tạo nên một hòa sắc quý và đẹp đặc biệt Việt Nam.
 
Sau này, gốm nhiều men mầu khôg được đẹp như trước, như gốm trang trí chùa Hưng Ký (Hà Nội) hay gốm men mầu ở Biên Hòa, Lái Thiêu (Thành phố Hồ Chí Minh). Loại men này đã chuyển sang một công thức khác, tuy dễ làm, nhưng nước men bị đục như nước sơn tây, hạn chế diễn tả được chiều sâu của gốm.
 

6. Gốm trong kiến trúc
 
Đẹp của gốm Việt Nam không chỉ trong đồ dùng, mà cả trong kiến trúc. Năm 1937, trong cuộc khai quật di chỉ chùa Vạn Phúc (Phật Tích), tìm thấy các loại gạch và đá chạm trổ hình rồng, phượng, hoa văn của thế kỷ 11. Có viên gạch còn ghi rõ niên hiệu dựng tháp “Năm Long Thụy Thái Bình thứ 4, triều vua thứ 3 nhà Lý” (1057). Văn bia của ngôi chùa cũng ghi rõ “Vị hoàng đế thứ 3 của nhà Lý (Lý Thánh Tôn) năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 cho dựng ở đây một ngọn bảo tháp cao 10 trượng (42m) và một pho tượng thếp vàng cao 6 xích (2,4 mét). Tháng chạp 1940, cuộc khai quật thứ hai tìm thấy chân tháp nằm sát mặt đất, mỗi chiều dài 8,5 mét còn nguyên vẹn các lớp tường và chân tháp dày 2,75 mét, xây bằng nhiều loại gạch kích thước khác nhau…
 
Tại Vĩnh Phú, tháp gạch Bình Sơn xây vào thế kỷ 14, với công trình chạm trổ cũng rất công phu; gồm 14 tầng, cao và to bằng nửa tháp Vạn Phúc. Trong những năm giặc Mỹ bắn phá ác liệt; Chính phủ ta vẫn cho tu sửa lớn vì tháp sắp đổ. Qua tu sửa, phát hiện tháp này đã có một lần bị xáo trộn để xây lại vào thời Lê (do có một số gạch chạm thay thế có họa tiết muôn hoa, và do gạch một số tầng thấy được xếp lại lẫn lộn). Qua nghiên cứu tháp Bình Sơn và những mẫu gạch ở tháp chùa Vạn Phúc; cũng như ở một số nơi khác, có thể hình dung lối làm tháp cổ của Việt Nam như sau:
 
Tháp gạch chạm nổi của Việt Nam là một loại kiến trúc khá quen thuộc thời xưa. Có những phường thơ chuyên xây tháp khá đồng bộ.
 
Do quá quen thuộc, nên kiểu cách và mẫu trang trí trên tháp chỉ cần được phác thảo sơ qua trên các viên gạch ướt tại công trường làm tháp. Qua đó, các nghệ nhân đã lĩnh hội kiểu cách, kích thước để tiến hành mọi công việc xây tháp. Đây là lối sáng tạo dân gian, dùng trí tưởng tượng là chính, dùng đồ án là phụ.
Việc xây lớp gạch trang trí bên ngoài của tháp là làm thành từng lớp đắp nổi dính liền 4 mặt với nhau. Sau đó, tùy tình hình mà cắt ra từng mảnh không đều để đem nung. Nhờ thế mà nhìn chung toàn bộ tháp, các ô gạch không đều đã tạo thành một phong cách khá thoải mái, tùy tiện trong cái thế cân đối chung.
Lối xây tháp Bình Sơn khác xa lối xây tháp Chàm xưa kia. Tháp Chàm thường xây độ dày ít nhất là 3m. Người ta xây gạch lớp ngoài rất đều nhau với một chất vữa hết sức mỏng và rất kết dính, hiện chưa tìm ra công thức. Chỉ khi nào xây gạch xong, người ta mới đục chạm lên tháp đã tạo nên những hình nổi trang trí rất tinh xảo. Hiện có một số tháp còn để lại dấu vết đục chạm chưa xong ở một hai mặt, chứng tỏ nhận định này là đúng. Có giả thuyết trước đây cho rằng tháp được chạm trổ khi còn ướt, rồi phủ chất đốt để nung. Giả thiết này, chỉ riêng xét về mặt phản ứng lý hóa, cũng đã thấy hoàn toàn không đứng vững.
Ngoài những tháp gạch lớn, còn có khá nhiều tháp nhỏ có phủ men xanh đồng rất đẹp: “Tháp xanh” cạnh tháp Bình Sơn, hiện còn để lại một mẫu gạch đất trắng men xanh hình cánh sen đắp nổi, cùng kiểu cách với tháp Bình Sơn; Tháp gạch men xanh phía sau chùa Phổ Minh (Hà Nam Ninh) còn khá nguyên vẹn nhưng men đã tróc gần hết. Một số tháp men xanh nhỏ bị đổ nát trên núi Yên Tử hiện còn dấu vết… Bệ thờ đất nung chạm nổi chùa Mui (Hà Sơn Bình), thành miệng giếng nước đất nung hình cánh sen Hải Hưng) cũng đều là những công trình kiến trúc đẹp và hiếm có, còn giữ lại được đôi phần.
 
Nhìn chung về gốm kiến trúc, thì những công trình cổ đại khá công phu, nhiều kỹ thuật phức tạp, nhiều phong cách nghệ thuật vừa đồ sộ, vừa tinh tế; chỉ một loại gạch nung mà không đơn điệu. Trong thời đại ngày nay, nếu biết phát huy truyền thống gốm kiến trúc xưa để áp dụng vào những đài kỷ niệm lớn thì chắc chắn sẽ đem lại kết quả lớn.
Tìm hiểu nghệ thuật gốm Việt Nam đòi hỏi nhiều công phu, nhiều thời gian. Trong hàng chục năm qua, những công việc sưu tầm, đối chiếu, hệ thống hóa tư liệu và hiện vật gốm; những công việc nghiên cứu, thể nghiệm các loại gốm cổ truyền, những kết quả của nhiều cuộc khai quật di chỉ, đã thực sự giúp ta khẳng định quá trình phát triển nghệ thuật gốm Việt Nam thêm rõ ràng và chính xác, có cơ sở để loại bỏ những đoán định sai lầm về gốm Việt Nam do vô tình hay dụng ý xấu của một số học giả nước ngoài trước đây. Trong tương lai, việc khai quật được tiến hành đồng đều khắp cả nước, việc phát hiện nhiều lò gốm xưa điển hình; sẽ bổ sung dần lịch sử nghệ thuật gốm Việt Nam phong phú và giàu tính khoa học hơn.
Phát huy truyền thống xưa, đưa nghệ thuật gốm hiện đại đến một mức cao hơn trong việc phục vụ nhiều mặt của cuộc sống xã hội ngày nay. Đó là xu hướng chung mà nhiều nước trên thế giới hiện đang đề cập tới. Đó cũng là yêu cầu, mục đích của nghệ thuật gốm Việt Nam hiện còn nhiều khả năng tiềm tàng, đang chờ đón những ngày nở rộ.


Nguồn:cinet.gov.vn
Tags: Pottery & Ceramic


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Thị trường hàng gốm sứ: Người tiêu dùng nên cảnh giác.




Thị trường hàng gốm sứ những ngày cuối năm hoạt động nhộn nhịp, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và xuất xứ. Vì vậy, để lựa chọn được một sản phẩm ưng ý vừa bền, đẹp và trên hết là đảm bảo sức khỏe thì không phải là điều dễ dàng đối với người tiêu dùng.
Những “con đường gốm sứ”
Trên con đường Nguyễn Thông gần Ga Sài Gòn - nơi được xem là “bản doanh” của thị trường gốm sứ, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng tấp nập người mua, kẻ bán. Những tấm panô “Hàng gốm sứ Quảng Châu - Trung Quốc đại hạ giá” được dựng lên nhan nhản. Theo anh Hưng - một tiểu thương ở đây quảng cáo thì: “Những mặt hàng này toàn là đồ Trung Quốc cao cấp xuất khẩu sang Hàn Quốc nhưng do dư thừa nên được xuất sang một nước thứ 3 là Việt Nam. Do vậy nên giá thành không hề cao mà chất lượng và mẫu mã lại tuyệt vời”!!!
Đường Nguyễn Phúc Nguyên - thêm một con đường gốm sứ của TP.HCM - với rất nhiều các cửa hàng lớn nhỏ bán mặt hàng này. Tuy nhiên, qua khảo sát thì không khó để nhận thấy rằng hàng Trung Quốc (từ cao cấp đến bình dân) vẫn là thứ chiếm lĩnh phần lớn thị phần. Chị Trần Thị Thúy -  một tiểu thương kinh doanh đồ gốm sứ ở đây chia sẻ: “Hàng Việt Nam giá bình dân cũng có nhưng thường mẫu mã rất kém, người tiêu dùng không thích. Nếu muốn có mẫu mã đẹp thì giá thành lại rất mắc. Ví dụ như một chục chén sứ M.L trung bình thì có giá khoảng 180 ngàn đến 250 ngàn, đồ đẹp thì phải trên 250 ngàn. Còn hàng Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông thì chỉ cần 80 ngàn trở lên, người tiêu dùng đã có thể sở hữu được một chục chén đẹp lung linh…”.
Một tiểu thương khác lại chia sẻ: “Hàng Việt Nam chất lượng cao, mẫu mã đẹp thường chỉ được lựa chọn làm quà tặng, quà biếu thôi. Còn để sử dụng trong nhà, ngoại trừ những gia đình thật khá giả, còn bình thường thì đa phần chọn hàng Đài Loan, Hồng Kông… thôi”.
Đường Lê Quý Đôn (Q.3) gần đây cũng được biết đến là nơi bán nhiều mặt hàng gốm sứ. Giá thành lại hết sức rẻ, chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn một sản phẩm. Một người bán hàng ở đây thừa nhận rằng chỉ có đồ Trung Quốc mới rẻ thế. Một điều cũng phải kể đến đó là đội ngũ những xe bán đồ gốm sứ dạo có thể bắt gặp trên các con đường thành phố và đa phần bán hàng Trung Quốc, góp phần làm phong phú thêm những con đường mang tên “gốm sứ”.
Người tiêu dùng nên cảnh giác
Đó là lời khuyên của ông Lý Huy Sáng - Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Gốm Minh Long. Theo ông, thị trường gốm sứ với sự góp mặt của đông đảo hàng Trung Quốc mẫu mã đẹp, đặc biệt là giá thành lại rẻ là một yếu thế đối với hàng Việt Nam. Tuy nhiên, hàng Trung Quốc lại có chất lượng nung kém, đồng thời thường có nhiều tạp chất nên sẽ không tốt cho con người trong quá trình sử dụng. Về lâu về dài có thể gây bệnh. Đối với hàng Việt Nam không phải là không có hàng bình dân. Người tiêu dùng có thể chỉ bỏ thêm vài chục ngàn so với hàng Trung Quốc nhưng lại đảm bảo về chất lượng, về sự an toàn cho sức khỏe và mẫu mã cũng đẹp.
Ông Sáng cũng cho biết, khi mua sản phẩm gốm sứ, người tiêu dùng đừng quá ham rẻ, nên lựa chọn kỹ. Bằng cách gõ vào sản phẩm. Nếu có âm thanh càng trong, càng thanh bao nhiêu thì chất lượng gốm sứ càng tốt bấy nhiêu. Nếu không biết rõ về nguồn gốc xuất xứ thì chỉ nên lựa chọn sản phẩm gốm sứ trắng là tốt nhất. Đặc biệt, người tiêu dùng cũng không nên lựa chọn những sản phẩm gốm sứ như chén ăn, muỗng, đĩa, nồi, ly có những đường vân, hoa văn rạn nứt như đồ cổ. Vì đó là những sản phẩm gốm sứ có chất lượng kém nhất, khi sử dụng cặn bã thức ăn sẽ dính vào các đường vân rạn nứt đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Còn theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh - Phó giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM thì, đã đến lúc người tiêu dùng nên đặt yếu tố sức khỏe lên hàng đầu. Thay vì lựa chọn sản phẩm gốm sứ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, năm nào cũng phải sắm đến ba bốn lần thì chỉ cần bỏ tiền ra một lần, đắt hơn một chút mua hàng Việt Nam về dùng vừa bền, vừa đẹp mà lại tốt cho sức khỏe của cả gia đình. Đặc biệt dịp Tết đến là khi người Việt Nam có thói quen mua thêm chén đĩa và gia đình họp nhau ăn uống. Chính người tiêu dùng phải hiểu. Đồng thời biết bảo vệ quyền lợi của mình khi bỏ tiền ra và có quyền sử dụng những sản phẩm tốt.
Bài, ảnh: Yến Hoa

Top Google: Pottery & Ceramic


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Bước đột phá công nghệ in kỹ thuật số trong ngành sản xuất gốm sứ




Hai năm trở lại đây, công nghệ kỹ thuật dùng cho sản xuất Ceramic bùng nổ với hệ thống thiết bị máy in kỹ thuật số mới, đánh dấu bước phát triển cao cho ngành công nghiệp gốm sứ. Công nghệ mới này có độ chính xác cao, sản phẩm được in ra hoàn toàn giống với tranh mẫu. Những sản phẩm của công nghệ cũ đều có những hạn chế về mặt kích thước, còn kỹ thuật in phun KTS này về lý luận hoàn toàn không có những khuyết điểm đó. Mấy năm gần đây xu hướng gạch giả cổ phát triển nhanh chóng, một vài sản phẩm cao cấp như gạch men trang trí, gạch giả da gỗ, gạch giả gỗ… có bề mặt lồi lõm không phẳng, nếu dùng lưới in hoa hay thanh lăn thường dùng sẽ không thể thực hiện được, bởi vậy chỉ có máy in phun KTS mới có thể giải quyết triệt để được vấn đề này, không những đem lại hiệu quả cao, đường vân gỗ hoàn toàn tự nhiên, mà còn thực hiện hiệu quả in trên bề mặt lồi lõm của viên gạch.
Đặc điểm của kỹ thuật in phun
Kỹ thuật in phun là sự kết tinh trong nhiều loại hình kỹ thuật hiện đại trên nhiều lĩnh vực như kiểm soát cực góp, thiết kế hình ảnh hợp thành linh hoạt, thao tác kiểm soát số liệu. Kỹ thuật này ứng dụng trên các sản phẩm gốm sứ có thể đưa tỷ lệ phân biệt sản phẩm đi từ 72dpi ở công nghệ thông thường nâng cao tới 360dpi.
Về phía độ phân giải thông thường: hiện tại in thanh lăn có hiệu quả 2.400.000 pixels được nâng lên tới 12 triệu pixels. Công nghệ tiên tiến này còn xử lý một cách linh hoạt những lô sản phẩm không đồng nhất và đơn hàng không cùng sản phẩm, máy in KTS mã vạch khi thay đổi sản phẩm có đặc điểm không phải thay đổi mực in hoặc rửa ống mực, giúp bỏ bớt công đoạn thử mẫu và khắc con lăn.Rút ngắn thời gian sản xuất, giảm tồn kho, giảm giá thành vận chuyển, thu gọn diện tích kho xưởng, tránh khuyết tật và hư tổn do tiếp xúc với chất liệu nền in phun, có thể in trên bề mặt lồi lõm, giảm chi phí cho thiết bị in. Thông qua ứng dụng công cụ phần mềm thích hợp với thiết kế mới có thể đáp ứng được nhu cầu người sử dụng.
Đối với nhà máy: giảm tồn kho nguyên vật liệu, giảm thấp giá thành sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, với đặc tính ưu việt tự động hóa cao của máy in phun, thao tác tiện dụng, giảm sức lao động.
Về mặt thiết kế: trong sản xuất gạch ốp lát luôn quan niệm sản phẩm phải hướng tới thiên nhiên. Sự xuất hiện của kỹ thuật in phun, mang đến yếu tố thiết kế đa sắc màu cho các sản phẩm, đem lại hỉnh ảnh sống động như chim muông, hoa lá, chim bay, cá lượn, sông núi... Bởi vậy sản phẩm cho ra sẽ là những bức tranh tươi tắn, sắc màu tự nhiên; những họa tiết hoa văn như như rải liệu, giấy tường, vân gỗ, vật liệu đá… được thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế qua kỹ thuật in phun.
Ngoài ra, công nghệ in phun KTS đã cải tiến đặc điểm giữa kỹ thuật in truyền thống với đặc điểm tiếp xúc viên gạch, hiệu quả in được thông qua đầu in từ trên xuống rồi in ra, mặt viên gạch không còn tiếp xúc trực tiếp với công cụ in, có tiến hành ở nhiều góc độ khác nhau, men tráng tinh xảo, tỉ mỉ, hoàn toàn thể hiện hiệu quả các mặt viên gạch. Máy in phun lần đầu tiên đã thực hiện việc in hoa lần 1 trên phương diện tạo hình các mặt viên gạch, đặc biệt in một cách sinh động các hoa văn trên bề mặt nghiêng, bề mặt rỗ lồi lõm, độ chênh lệch các mặt lồi lõm có thể đạt 4mm, làm cho bề mặt lồi lõm đều màu.
Top Google: Pottery & Ceramic


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Gốm và sứ khác nhau như thế nào



Gốm và sứ xét về mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng anh là ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…), sản phẩm ceramic được tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ cao.

Phân loại theo công dụng thì ta có gốm kỹ thuật và gốm dân dụng. Trong gốm dân dụng thì tùy theo chất lượng nguyên liệu (loại nguyên liệu, độ tinh khiết của nguyên liêu… chủ yếu là đất sét cao lanh) và chế độ điều chế (nhiệt độ…) mà ta có thể chia thành các sản phẩm sành, gốm (pottery) , sứ (porcelain, china). Trong gốm kỹ thuật thì ta có các loại vật liệu như : gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, vật liệu bền hóa học, đồ gốm tinh, gốm đặc biệt có những tính chất từ, điện, nhiệt đặc biêt.
Pottery
Ảnh minh họa: Pottery - Gốm và sứ
Gốm: Vấn đề tên gọi và sự phân loại (Tạp Chí Văn Hóa Dân Gian Số 1(97)/05)

Trong một tác phẩm xuất bản gần đây nhất, năm 2001, Trần Khánh Chương, hoạ sĩ, nhà nghiên cứu gốm, đã đặt tên cho cuốn sách của mình là Gốm Việt Nam, từ đất nung đến sứ (Trần Khánh Chương 2001). Như vậy, chỉ riêng cái tên của một cuốn sách đã bao quát cả một diễn trình, một dòng chảy từ quá khứ đến hiện tại của nghệ thuật gốm Việt Nam. Từ đất nung đến sứ là một chặng đường dài gần một vạn năm với những biến cố thăng trầm mà cho đến thời điểm hiện nay, ngay cả trong giới nghiên cứu, những khái niệm, những tiêu chí để phân loại gốm dường như vẫn chưa được thống nhất.

Việc chưa được thống nhất những thuật ngữ về gốm đã dẫn đến tình trạng rất khó xác định niên đại, hoặc nói cách khác là rất khó định vị thời điểm khai sinh ra một loại gốm. Ví dụ, nếu theo những tiêu chí A thì loại hình sứ – được coi là đỉnh cao của nghệ thuật gốm, ra đời từ thời Lý (thế kỉ X, XI); còn nếu theo tiêu chí B thì loại hình này mãi tới nửa sau thế kỉ XX mới xuất hiện ở Việt Nam (đánh dấu bằng sự ra đời của nhà máy sứ Hải Dương, năm 1960). Như vậy, xuất phát từ 2 quan điểm, 2 tiêu chí phân loại, các nhà nghiên cứu đã làm cho niên đại ra đời của sứ “vênh” nhau tới 10 thế kỉ. Người ta có thể đặt câu hỏi : Thế nào là sành, thế nào là đất nung, sứ có nằm trong “họ nhà gốm” không? Các loại sành trắng và sành xốp khác nhau ra sao? Ngoài ra trong sự phát triển đa dạng của nghệ thuật gốm hiện nay, những dòng gốm men ở các tỉnh Nam Bộ thì xếp vào nhánh nào? v.v… và v.v…

Trong lịch sử nghiên cứu nghệ thuật gốm Việt Nam, một trong những người có công lớn trong việc đặt nền móng cho sự nghiệp sáng tác và nghiên cứu là cố giáo sư, hoạ sĩ Nguyễn Văn Y. Trong một bài viết đăng trên tập san của Trường Mĩ thuật công nghiệp (số 2, 1975), ông viết: “Cho đến nay, việc định nghĩa từ “gốm” cũng chưa được thống nhất. Điều đó có phần trở ngại trong việc tìm hiểu, phân loại, giới thiệu các loại gốm”. (Nguyễn Văn Y, 1975). Tôi cho rằng, không phải cho tới thời điểm giáo sư, hoạ sĩ Nguyễn Văn Y viết bài này, năm 1975, mà cho tới thời điểm hiện nay, việc sử dụng các thuật ngữ xung quanh phạm vi loại hình nghệ thuật này vẫn còn nhiều bất cập.

Từ trước tới nay, thuật ngữ “đồ gốm” được đa số chúng ta hiểu một cách đơn giản nhất là “Tên gọi chung các sản phẩm được làm từ đất sét, sau được nung qua lửa” (Trương Thị Minh Hằng 1998, tr.125). Còn theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: Gốm là “Tên gọi chung sản phẩm chế từ đất sét và hỗn hợp đất sét nung, như đồ đất nung, sành, sứ, v.v…” (Hoàng Phê 1988, tr.432). Như vậy, trong luận văn và cuốn từ điển nói trên, gốm là một khái niệm bao trùm từ đất nung đến sứ. Tuy nhiên, trong một số công trình nghiên cứu, do quan niệm, hoặc có thể do “ngữ cảnh” này khác, nhiều tác giả đã sử dụng thuật ngữ này như một loại hình riêng trong tương quan so sánh và khu biệt với sành và sứ. Ví dụ, trong một bài viết đăng trên tạp chí khảo cổ, gốm là thuật ngữ được dùng để chỉ tất cả những sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn của sành (ở đây chỉ loại đất nung). (Trần Anh Dũng, Đặng Kim Ngọc 1985, tr.77). Còn trong một vài trường hợp khác, gốm được dùng để phân biệt với sứ – tất cả những gì chưa đạt tiêu chuẩn của sứ thì được gọi chung là gốm (?) (Trần Đức Anh Sơn 2002); hoặc Mộ Thanh, “Lửa hoàn nguyên”, tr.224 – 234). Đôi khi, khái niệm này trở nên “trừu tượng” hơn khi người ta dùng để phân biệt nó với sành: “Tính bảo thủ của sành lâu hơn gốm” (Trịnh Cao Tưởng 2003, tr.102 – 110). Ngoài ra còn có thuật ngữ “gốm sứ” vừa được dùng để chỉ các sản phẩm của họ nhà gốm nói chung, vừa để chỉ riêng những sản phẩm chưa đạt, hoặc gần đạt tới tiêu chuẩn của đồ sứ (với nghĩa “demi” sứ); và cũng có khi “gốm sứ” được hiểu bao gồm sứ và những đồ gốm có men.

Trong thực tế lịch sử, khi nghệ thuật chế tác sứ đạt tới những tiêu chí cao nhất về độ lửa, độ trong, bóng, độ thấu quang v.v… và trở nên hoàn hảo thì người ta không muốn cho sứ vào họ nhà gốm để sứ dễ được đề cao trên thị trường. Đó là tâm lí chung của cả người tiêu dùng chứ không riêng giới thương mại gốm. Nguyễn Văn Y đã giải thích hiện tượng này và đưa ra lời tổng kết như sau: “Gốm là tiếng gọi chung nhất của mấy loại trên. Nhưng trên thị trường, người ta muốn tách sứ ra khỏi gốm, bởi cái dạng bóng bẩy của nó khác các loại trên không ít. Một phần còn do nguyên nhân lịch sử: sứ ra đời rất muộn so với họ nhà gốm ổn định từ lâu. Nếu ở Việt Nam thường gọi “Gốm và Sứ”, ở châu Âu thường gọi “Cẻramique et Pocelaine” là đều do thói quen hoặc có dụng ý, hoặc vô tình. Nhưng về mặt khoa học, sứ trước sau chỉ là một loại của gốm” (Nguyễn Văn Y 1976, tr.226).

Cách đây 5 năm, trong công trình Làng gốm Phù Lãng (Trương Thị Minh Hằng, 1998), dựa trên thành quả của những người đi trước, trong đó có tham khảo cuốn sách Nghệ thuật gốm Việt Nam của Trần Khánh Chương, chúng tôi đã phân chia toàn bộ đồ gốm Việt Nam thành 5 loại gốm như sau: 1. Đất nung, 2. Sành nâu, 3. Sành xốp, 4. Sành trắng, 5. Sứ.

Cách phân loại như trên có 2 điểm đáng lưu ý :

- Thứ nhất: lấy xương gốm làm tiêu chí phân loại.

- Thứ hai: lấy niên đại của các loại gốm làm thứ tự phân chia.

Nhìn vào thứ tự của các loại gốm, người ta có thể hiểu rằng loại nào ra đời sớm nhất, loại nào xuất hiện muộn hơn. Tác giả luận văn đã cho rằng, đây được coi là 5 loại hình gốm chính ra đời kế tiếp nhau và cùng tồn tại cho tới tận ngày nay (Trương Thị Minh Hằng 1998).

Cho đến thời điểm hiện nay, việc phân loại và sắp xếp toàn bộ lịch trình phát triển của nghệ thuật gốm Việt Nam theo 5 loại hình gốm như trên về cơ bản không sai, nhưng chưa thật gọn. Nhìn vào “bảng” phân loại, người ta có thể hỏi, tại sao lại không xếp 3 loại sành (sành nâu, sành xốp, sành trắng) thành một “cột” riêng trong khi thứ tự niên đại của các loại gốm không bị xáo trộn. Để có được một cái nhìn tổng quát về sự phát triển phong phú, đa dạng về loại hình của gốm Việt Nam, có thể tham khảo thêm cách phân loại của một số nước khác. Ví dụ ở Nhật Bản, theo Noritake Tsuda, trong cuốn Sổ tay nghệ thuật Nhật Bản (Noritake Tsuda 1990, tr.220), gốm Nhật được phân làm 4 loại: 1. doki (thổ khí): đất nung; 2. toki (đào khí): đất nung có men; 3. sekki (thạch khí): sành và 4. jiki (từ khí): sứ. GS. Kiều Thu Hoạch cho rằng gốm cổ Trung Hoa cũng được phân thành 4 loại như trên. Cách phân loại như vậy được một số nhà khoa học Việt Nam cho là hợp lí, nhưng theo tôi, cách đó vẫn còn bất cập. Bởi lẽ trên thực tế, gốm đất nung có hai loại, có men và không men (xin nhấn mạnh, phần lớn là không men), trong khi sành cũng có 2 loại, sành có men và sành không men (cụ thể hơn, trong các loại sành, chỉ có sành nâu phần lớn thường không có men, còn sành xốp và sành trắng hầu hết có men). Vậy nếu đã tách đất nung thành 2 loại (thổ khí và đào khí) thì sao không tách sành thành 2 loại cho rạch ròi (còn đối với sứ tất nhiên được hiểu là bao giờ cũng có men). Cách phân loại trên chỉ chuẩn xác trong truờng hợp đồ sành được hiểu là (hoặc hiển nhiên là) loại gốm không men. Có thể tham khảo thêm cách phân loại gốm ở Thái Lan – một trong những quốc gia ở Đông Nam á có truyền thống sản xuất gốm từ rất sớm. Trong cuốn Ceramic Art in Thailand (Pariwat Thammapreechakorn & Kritsada Pinsri 1996, tr.171), gốm Thái được chia làm 4 loại. Tiêu chí để phân loại cũng dựa trên xương gốm và nhiệt độ trong lò nung: 1. Terra cotta (at less than 850oC), 2. Earthenware (between 880 – 1.150), 3. Stonware (1.150 -1.300), 4. Porcelain (1.300 – 1.450).

Cách đây ít năm, trong một buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề về gốm Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, người được mời thuyết trình là tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, ông đã chia đồ gốm thành 4 loại : 1. Đất nung, 2. Sành, 3. Sứ, 4. Gốm men. Mặc dù, cách chia này dường như đã bao quát được toàn bộ “phả hệ” gốm Việt Nam; nhưng theo cách trên, nếu xếp tất cả các loại sành có men và đất nung có men vào một “cột” (gốm men) tôi thấy có gì đó không “ổn”. Bản thân thuật ngữ gốm men không tải chứa được cốt lõi bên trong (tức là xương) của gốm. Thực tế, trong khi phân loại, các nhà nghiên cứu và giới sưu tầm cổ vật thường có xu hướng tách loại sành trắng (có men) ra khỏi “cột” gốm men để xếp nó vào “hệ” gốm sứ (một thuật ngữ có nội hàm khá mơ hồ như trên đã nói) và “cột” sành trong “bảng phân loại” trên được hiểu là chỉ những loại sành không men, tức loại sành nâu (là chủ yếu) và một số dạng sành có xương đất phức tạp khác (còn sành trắng và sành xốp phần lớn đều có men). Có thể lấy thêm ví dụ về cách gọi và phân biệt đồ gốm của một số học giả khác như sau: “Sản phẩm của lò gốm Đương xá bao gồm đồ sành và đồ gốm men” (Bùi Minh Trí, Trịnh Hoành Hiệp 2002, tr.567). Như vậy ở đây phải hiểu là đồ sành = đồ không men. Hoặc cụ thể hơn: “Khu Vạn Yên là một di chỉ sản xuất gốm không men (đồ sành) với hàng trăm lò hoạt động sầm uất vào thế kỉ 13-14” (Tăng Bá Hoàng, Nguyễn Duy Cương 2002, tr.563). Khái niệm đồ sành (đồ gốm không men) trong các công trình trên chủ yếu là dùng để chỉ loại sành nâu.

Tóm lại, mặc dù gốm men là một khái niệm mang tính phổ quát và được sử dụng rất rộng rãi trong giới nghiên cứu, nhưng theo tôi, khi phân loại gốm cần xác định rõ, trong hai thành phần của đồ gốm là xương và men, lấy thành phần nào làm tiêu chí.
Theo khaocoviet.forum-viet.net

Top Google: Pottery & Ceramic


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Cửa xoay tự động



>> Cửa cổng sắt đẹp

- Cửa tự động xoay tròn 3 hoặc 4 cánh được dùng tại các ngân hàng, khách sạn, những tòa nhà có lưu lượng người qua lại lớn, tốc độ lưu thông cao nhưng vẫn đảm bảo tách biệt môi trường bên trong và bên ngoài, giữ nhiệt, tránh gió bụi…


- Cửa có thể làm việc tự động hoàn toàn, trợ lực tự động (có sự trợ giúp của động cơ điện để xoay cửa).

- Cửa được gắn mắt thần cảm biến, khi có người tới gần cửa tự động hoạt động. Khi không có người qua lại, cửa sẽ dừng ở trạng thái đóng để tiết kiệm năng lượng. Hệ thống cảm biến đảm bảo an toàn cho người đi qua, khi vướng hành lý hoặc người đi vào buồng cửa thì cửa sẽ dừng quay, sau khi hết vật cản thì cửa mới quay tiếp.

- Khung cửa được làm bằng nhôm hợp kim nên bền, đẹp và nhẹ.

- Sản phẩm được nhập khẩu nguyên chiếc của các hãng hàng đầu châu âu: BLASI - Thụy sỹ 
Các chế độ vận hành:

NIGHT: Khóa điện, tất cả các sensor đều không hoạt động, cửa được đóng và giữ bằng lực của phanh điện
REVOLVE: Bình thường cửa quay liên tục với tốc độ chậm, khi có người vào vùng phát hiện của radar thì cửa xoay theo tốc độ phù hợp với di chuyển của người (2 tốc độ này được cài đặt từ trước)
AUTOMATIC: Bình thường cửa dừng, khi có người tới gần, cửa sẽ tự phát động quay.
EXIT: Chỉ cho phép đi 1 chiều từ trong ra ngoài
MANUAL: Xoay cửa bằng tay, với tốc độ được kiểm soát không cho phép xoay quá nhanh (tránh xoay tự nhiên quá nhanh bởi tác động của gió).

Mô tả thiết bị:

- 2 radar phát hiện chuyển động lắp phía trong và ngoài.

- 2 sensor phát hiện vật cản lắp trong và ngoài, chếch lối đi bên phải chống kẹt.

- 2 sensor phát hiện va chạm lắp dọc 2 vách cong, chếch lối đi bên phải.

- Sensor phát hiện va chạm lắp dưới mỗi cánh xoay.

- 1 hộp điều khiển nút bấm điều khiển có 5 chế độ.

- 1 khóa bộ điểu khiển.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Cửa lưới chống muỗi tự cuốn dọc tốt nhất







Loại cửa lưới có thể cuốn gọn lên phía trên, không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà quý khách, ngăn không cho Ruồi, Muỗi, Gián, Chuột, các loại côn trùng và các tạp vật lạ xâm nhập vào trong nhà. Giúp bạn tiết kiệm chi phí năng lượng (điều hoà, điện chiếu sàng, quạt gió….).
Sản phẩm cửa lưới chống muỗi và côn trùng loại tự cuốn dọc thích hợp:
Dùng cho cửa sổ và cửa đi lắp trong khung và ngoài khung.
Phù hợp với các loại cửa mở ra ngoài như cửa chính, cửa lùa.
Tầm nhìn thoáng, độ thẩm mỹ cao không làm ảnh hưởng đến các khung cửa.
Thích hợp lắp trong phòng ngủ, phòng khách.
Công dụng của cửa lưới chống muỗi:
Cửa lưới chống muỗi giúp ánh sáng và không khí lưu thông dễ dàng.
Cửa lưới chống muỗi ngăn ruồi, muỗi, gián, chuột vào nhà.
Cửa lưới chống muỗi không độc hại vì không có hoá chất, không làm ảnh hưởng đến công dụng của cửa chớp, cửa kính cũng như song bảo vệ cửa hiện có.
Cửa lưới chống muỗi bảo vệ gia đình bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do "ruồi, muỗi, gián, chuột" mang lại.
Cấu tạo cửa chống muỗi và côn trùng loại tự cuốn dọc:
1. Lưới ngăn muỗi:
Do đặc thù sản phẩm cửa lưới chống muỗi tự cuốn dọc, yêu cầu lưới phải mềm mại, phù hợp với việc cuốn lên và thả xuống thường xuyên, TỐT NHẤT tư vấn Quý Khách chọn loại lưới sợi thủy tinh phủ nhựa uPVC cho sản phẩm này.
Lưới sợi thủy tinh uPVC:
Được dệt bằng sợi thuỷ tinh chéo nhau, có đường kính khoảng 0,3 mm. Sau khi dệt xong, lưới sợi thủy tinh (nhập khẩu từ Italia) được tráng một lớp nhựa Vinyl (hay nhựa PVC) cùng một số chất phụ gia chống cháy và sự bào mòn của thời tiết, (một số công ty muốn giảm giá thành sẽ không sử dụng lớp phụ gia này nên sợi thủy tinh sẽ kém bền hơn). Các chất phụ gia thêm vào làm tăng khả năng chống tia cực tím (khoảng 70%), để bảo vệ đồ nội thất trong gia đình bạn.
Sợi thủy tinh chủ yếu dùng cho cửa sổ hay các loại cửa lắp đặt ở trên cao (ngoài tầm với của chó, mèo và trẻ em) để tránh bị vuốt của chó, mèo làm xước, rách mắt lưới, hay bị trẻ nhỏ cào, xé rách. Sản phẩm lưới sợi thủy tinh chỉ được bảo hành từ 1-3 năm tùy theo điều kiện môi trường và gia đình.

Lưới bằng sợi thuỷ tinh phủ nhựa: mềm, chịu lực tốt thích hợp để làm cửa cuốn, cửa cánh.

2. Khung nhôm:
Khung nhôm định hình theo tiêu chuẩn thông số kỹ thuật riêng cho loại cửa lưới cuốn gồm có: Hộp lô cuốn - roller(40 x 45), các thanh ray ( 12x38) dẫn hướng lưới khi kéo xuống. Totnhat hiện nay sản xuất được hộp lô cuốn lên tùy theo yêu cầu của khách hàng có thể chọn lựa các loại lô cuốn khác nhau phù hợp với từng công trình.


V.E.C khảo sát và tư vấn tận nơi, giúp quý khách chọn sản phẩm có màu nhôm phù hợp với hiện trạng thực tế của gia đình hay công trình. Chúng tôi cung ứng sản phẩm nhôm định hình có màu nhôm nâu vàng (màu tự nhiên), sơn tĩnh điện màu trắng sữa hoặc sơn tĩnh điện màu vân gỗ. 




3. Phụ kiện cửa lưới:

Gồm các đầu bịt lô cuốn (roller), các lẫy cài cửa, tay nắm cửa, lò xo...
Lò xo cửa lưới chống muỗi tự cuốn.
Hộp lô cuốn cửa lưới chống muỗi tự cuốn.
4. Lắp ráp cửa lưới


Bảo quản & vệ sinh cửa lưới:

Bảo quản - vệ sinh: Trong quá trình sử dụng liên tục trong 1 tháng chúng ta nên làm vệ sinh cho hệ thống lưới bằng 3 bước đơn giản sau:
Kéo lưới ra khi đóng cửa. Khi kéo cửa lưới phải kéo đều tay, lưu ý không được nắm kéo một bên tấm lưới, rất dễ làm hỏng lưới.
Dùng máy hút bụi loại nhỏ hút sạch bụi bám trên dải lông trên 2 hộp cattsets và thanh dẫn hướng hoặc dùng bản chải nhỏ chà nhẹ cho bớt bụi, xác côn trùng dính trên lưới.
Dùng giẻ ẩm hoặc nước xà bông lau toàn bộ bề mặt lưới cho sạch và để khô mới kéo lưới thu vào hộp cattsets
Lưới được tráng một lớp PVC có phủ dầu bóng chống bám dính ngăn ngừa khả năng bám bụi nên dễ lau chùi.
Bảo hành - Sử dụng và thay thế:
Do nguyên nhân nào đó màng lưới bị rách (nhưng khung nhôm chưa bị biến dạng), bạn có thể mua lưới và tự thay thế dễ dàng, có thể vá lại chỗ rách bởi một miếng lưới khác bằng Bàn là nóng hoặc liên hệ với chúng tôi.
Trường hợp khung nhôm bị lệch, hay méo, hỏng do va đập mạnh quý khách có thể gọi cho chúng tôi để bộ phận kỹ thuật đến xử lý và thay thế.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Cửa cổng sắt đẹp và an toàn



Những mẫu thiết kế cua cong có vai trò cực kỳ quan trọng, nó không chỉ có nhiệm bảo vệ an ninh căn nhà mà nó cũng là một mặt của tổng thể công trình. Cổng được thiết kế hợp lý nó sẽ làm tăng lên vể đẹp rất nhiều của ngôi nhà.

Cua cong sắt góp phần làm đẹp cho tổng thể kiến trúc ngôi nhà. Khi được quan tâm thiết kế cổng là yếu tố phản ánh được phần nào gu thẩm mỹ của gia chủ.

Trước đây cổng thường mang dáng vẻ vững chắc, kiên cố với hình vòm cung, vật liệu chủ yếu bằng đá, gạch tạo cảm giác bề thế. Hiện nay, với nhiều loại vật liệu hiện đại như sắt, inox, gỗ... có dáng vẻ thanh, mảnh, kiến trúc cổng mềm mại và sang trọng hơn.

Thiết kế cua cong phải phù hợp với diện tích tổng thể của ngôi nhà, nhiều gia chủ chỉ quan tâm thiết kế đến nhà nhưng không chú ý đến thiết kế cổng nên khi hoàn thiện ngôi nhà sẽ rất mất cân đối với ngôi nhà và cổng.

Xu hướng chọn kiểu dáng cổng hiện nay thiên về hình thức đơn giản nhưng đảm bảo được vẻ sang trọng của căn nhà.

Một số mẫu cửa cổng sắt đẹp:






Read More Add your Comment 0 nhận xét


Vị trí cửa cổng




Cua cong và cửa chính ngôi nhà thành một đường thẳng, theo gia tướng học có sát khí, không lợi cho người 
ở. 

Về lý thông thường, cửa chính, cua cong như vậy dễ để người ngoài dò xét nội tình bên trong căn nhà.
Cho nên người xưa làm cổng hơi lệch về trái hoặc về phải một chút để cho nhà kín đáo.
Ngày nay đất chật người đông, nhiều nhà không có cổng, chỉ có cửa chính ra vào.
Phong thuỷ khuyên nên làm cánh cửa đẩy vào trong, cửa sẽ kín đáo và an toàn hơn, còn có hàm ý như đón mời khách vào nhà, nhà sẽ nhiều khách.
Nhà đông khách là đầy sinh khí, cuộc sống và làm ăn phát đạt.
Người xưa có câu: “Môn đa khách đáo thiên tài đáo, gia hữu nhân lai vạn vật lai ”( cửa rộng thì tài nhiều, nhà nhiều người lui tới phát đạt giàu có).


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Vai trò của cửa cổng



Thiết kế cổng và cua cong có vai trò cực kỳ quan trọng, nó không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho căn nhà mà nó cũng là một mặt của tổng thể công trình. Cổng được thiết kế hợp lý nó sẽ làm tăng lên vể đẹp rất nhiều của ngôi nhà.

Cổng góp phần làm đẹp cho tổng thể kiến trúc ngôi nhà. Khi được quan tâm thiết kế cổng là yếu tổ phản ánh được phần nào gu thẩm mỹ của gia chủ.


Trước đây cổng thường mang dáng vẻ vững chắc, kiên cố với hình vòm cung, vật liệu chủ yếu bằng đá, gạch tạo cảm giác bề thế. Hiện nay với nhiều loại vật liệu hiện đại như sắt, inox, gỗ... có dáng vẻ thanh, ảnh, kiến trúc cổng mềm mại và sang trọng hơn.

Thiết kế cổng nó phải phù hợp với diện tích tổng thể của ngôi nhà, nhiều gia chủ chỉ quan tâm thiết kế đến nhà nhưng không chú ý đến thiết kế cổng nên khi hoàn thiện ngôi nhà sẽ rất mất cân đối với ngôi nhà và cổng.

Xu hướng chọn kiểu dáng cổng hiện nay thiên về hình thức đơn gản nhưng đảm bảo được vẻ sang trọng của căn nhà.



Read More Add your Comment 0 nhận xét


Màu sắc cho cửa cổng



Có nhiều người, khi lựa chọn hướng và màu sắc cho cửa chính và cua cong đã nghĩ rằng điều này chẳng có gì quan trọng vì hướng của ngôi nhà mới là cần thiết nhất.


Điều đó thật sai lầm vì trong phong thủy, mỗi chi tiết của ngôi nhà đều mang một yếu tố riêng của nó. Sự kết hợp hài hòa giữa hướng và màu sắc nơi cửa chính, cổng ngõ và cua cong sẽ mang lại nhiều may mắn và tốt lành cho ngôi nhà.

Đối với cửa chính và cổng ngỏ thuộc hướng Tây nam hoặc Đông bắc, thuộc hành thổ thì những gam màu như xanh lục, xanh da trời thuộc hành mộc và hành thủy như màu đen, màu xám, màu xanh biển sẫm là không phù hợp, vì mộc thổ xung khắc, thổ thủy xung khắc.

Vì vậy màu xanh lục, xanh da trời hay màu đen, xám, xanh nước biển sẫm là màu bạn cần nên tránh. Màu phù hợp là hồng, cam, tím thuộc hành hỏa sinh cho hành thổ của hướng. Hoặc màu vàng, màu nâu thuộc hành thổ, làm vượng cho hành thổ của hướng.

Đối với cửa chính hoặc cua cong nằm ở hướng Đông hoặc Đông nam, thuộc hành mộc, bạn cần tránh sơn màu trắng, bạc, kem thuộc hành kim. Cũng không sử dụng cửa làm bằng kim loại, thuộc hành kim bởi kim khắc mộc.

Đồng thời, bạn cũng cần tránh sơn cửa chính, cổng ngỏ màu đỏ, hồng, cam, tím thuộc hành hỏa, bởi hỏa sẽ làm suy kiệt năng lượng của hành mộc ở hướng Đông hoặc Đông nam. Chọn cửa gỗ, sơn màu xanh lục, xanh da trời, hoặc màu xám, màu xanh biển sẫm.

Hướng Tây và Tây bắc thuộc hành kim vì vậy màu đỏ, hồng, cam, tím thuộc hành hỏa là màu bạn cần nên tránh, vì hỏa khắc kim. Tốt nhất là sử dụng màu vàng, nâu thuộc hành thổ sinh cho hành kim của hướng. Hoặc màu trắng, bạc, kem thuộc hành kim làm vượng cho hành kim của hướng

Màu xanh biển sẫm, xám, đen thuộc hành thủy rất phù hợp với cửa chính, cổng ngỏ ở hướng Bắc vì hướng Bắc thuộc hành thủy, làm vượng cho hành thủy của hướng. Hoặc màu trắng, bạc, kem thuộc hành kim sinh cho hành thủy của hướng.

Tuy nhiên màu xanh nước biển sẫm, xám, đen thuộc hành thủy sẽ rất tối kỵ khi bạn dùng nó cho cửa chính và cổng ngỏ hướng Nam thuộc hành hỏa, vì thủy khắc hỏa. Màu phù hợp cho hướng Nam là xanh lục, xanh da trời thuộc hành mộc, sinh cho hành hỏa hướng Nam. Hoặc màu đỏ, hồng, cam, tím thuộc hành hỏa, làm vượng cho hành hỏa hướng Nam.

Tất nhiên màu của cửa chính hoặc cổng ngỏ hoặc bờ tường phía trước của ngôi nhà, phù hợp sinh vượng với từng hướng như trên, trong điều kiện hướng đó là hướng tốt theo tuổi của bạn.



Read More Add your Comment 0 nhận xét


 

Our Partners

© 2010 Cua cong xep | cua cuon sat | Kiến trúc nội thất đẹp All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info

Liên kết: Bảng giá Seo - Bảng giá seo website Cần mua thang nhôm liên hệ Vũ Hưng nhé.
Chuẩn bị cúng tất niên mà thiếu đồ liên hệ Khường Bùi nhé.
Các bạn nữa vào đây muagiày cao gótgọi ngay cho Thành
Bạn đã biết nơi báncửa nhựa lõi thép chất lượng chưa