đào tạo seo - căn hộ the park avenue - Thép ống - Thép hộp

5 lý do chọn máy nước nóng năng lượng mặt trời solar apicurs



5 lý do khách hàng đã tin tưởng và chọn lắp đặt may nuoc nong nang luong mat troiSOLAR APICURS

1. An toàn cho người sử dụng
SOLAR APICURS là sản phẩm đột phá về chất lượng, dùng SOLAR APICURS quý khách hàng luôn an tâm về sức khỏe với chất liệu cực tốt của lõi bình bảo ôn. Lõi bình sử dụng loại Inox[SUS 304 - 2B/No 1 - Bóng mờ - 0.4 mm] chuyên dùng chứa thực phẩm hoặc trong ngành y tế. Điểm yếu nhất trong bất kỳ thương hiệu máy nước nóng năng lượng mặt trời nào chính là các mối hàn của ruột bình(chưa xét đến sản phẩm đó hàn thủ công bằng tay hay hàn bởi máy hàn tự động sử dụng khí Argon), tại đây khi tiếp xúc thường xuyên với nước nóng thì làm phát sinh sự ăn mòn và phá hủy. SOLAR APICURS khắc phục được điều này khi tráng lớp Nitrorat Bạc bao phủ để cách ly sự tiếp xúc với nước nóng, vì lẽ đó khi sử dụngSOLAR APICURS quý khách hàng luôn được đảm bảo về vệ sinh nguồn nước. SOLAR APICURStrường tồn với thời gian.
2. An toàn về giải pháp kỹ thuật
Tại mỗi công trình của công ty Nhà Thế Hệ Mới, chúng tôi đều thảo luận và đưa ra phương án lắp đặt chi tiết nhằm đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho cả hệ thống. Sự thông suốt theo chiều dọc từ người quản lý cao nhất cho tới nhân viên lắp đặt, bất kỳ một công trình nào cũng quan trọng như nhau. Đây cũng là trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của chúng tôi, với đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm tối thiểu 8 năm lắp đặt thì quý khách hàng sẽ cảm thấy an tâm về hệ thống của gia đình mình.
3. Chất lượng sản phẩm tin cậy
Với chuyên môn cao và am hiểu tường tận về sản phẩm cung cấp, chúng tôi luôn phấn đấu hết mình để mang tới quý khách hàng những dòng sản phẩm có chất lượng. Với phương châm” Chất lượng thật - giá thật” là điều chúng tôi luôn tâm niệm.
4. Chữ “Tâm” là gốc của thương hiệu
Ai cũng biết mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận, nhưng lợi nhuận phát sinh bằng cách nào mới quan trọng. Chữ Tâm là nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu của chúng tôi, nó có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị thương hiệu mãi về sau. Lấy con người làm gốc, chúng tôi luôn gửi cái Tâm của mình vào từng sản phẩm và dịch vụ cung cấp.
5. Cung cấp giải pháp

Không chỉ quan tâm tới máy nước nóng năng lượng mặt trời, chúng tôi mang đến khách hàng giải pháp tổng thể liên quan tới toàn hệ thống. Tính an toàn luôn được đặt lên hàng đầu.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Giải pháp nước nóng năng lượng mặt trời cho khách sạn



May nuoc nong nang luong mat troi - Khách sạn lớn có công suất phòng từ 100 phòng trở lên hiện đang phát triển khá nhiều theo các khu du lịch, nghỉ dưỡng.

Giải pháp nước nóng năng lượng mặt trời cho khách sạn lớn
Hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời dùng cho khách sạn lớn nhất thiết phải được cung cấp & lắp đặt bởi các công ty chuyên nghiệp. Sản phẩm phải chuyên dụng và đạt các chứng chỉ chất lượng quốc tế. Nếu không đáp ứng các yêu cầu trên thì hệ thống chỉ phát huy nhu cầu tiết kiệm mà không thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách sinh họat.

Hệ thống công nghiệp lớn chỉ phù hợp với lọai áp lực cao - đối lưu cưỡng bức. Lọai tấm thu nhiệt bằng đồng, bồn công nghiệp tập trung

Venetian - Khách sạn lớn nhất châu Á

Với quy mô 3.000 phòng và có tổng giá trị đầu tư xây dựng là 2,4 tỷ USD, Venetian Macao - khu phức hợp khách sạn, resort, casino - được khai trương vào cuối tháng 8 vừa qua ở Ma Cao đã trở thành khách sạn lớn nhất châu Á và là tòa cao ốc lớn thứ nhì trên thế giới hiện nay.

Giải pháp nước nóng năng lượng mặt trời

Venetian Macao mang đậm vẻ đẹp Venice thời Ý phục hưng, là bản sao của biểu tượng Venice với Quảng trường St.Mark, Doge’s Palace, Campanile Tower, và 3 con sông đào trong nhà với các thuyền đáy bằng có người chèo ca hát. Khách sạn có 3.000 phòng và khoảng 90.000m2 diện tích dành cho gian hàng, cửa hiệu... Ngoài ra, với diện tích dành cho tầng casino khoảng 51.000m2 và 870 bàn chơi bài, hơn 3.400 máy chơi slot, đây được xem là casino lớn nhất thế giới hiện nay.
Bên cạnh đó, tòa nhà còn có khu "vận động Venetian" có sức chứa 15.000 chỗ ngồi, sẽ là nơi diễn ra các sự kiện thể thao lớn. Venetian Macao cũng có khoảng 111.500 m2 không gian dành cho hội họp, hội nghị, triển lãm - lớn gấp hai lần Trung tâm Triển lãm Hội nghị ở Hồng Kông. Khu này có thể dành để phục vụ một buổi tiệc cho khoảng 15.000 khách. Đầu năm tới, nhà hát Venetian trong khu phức hợp này rộng 1.800 chỗ cũng sẽ được khai trương... 


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Vật liệu chống nóng: Điểm nhấn của ngôi nhà hiện đại



Nói đến vật liệu truyền thống chống nóng, cách nhiệt trong xây dựng đa số người có nhu cầu xây dựng, cải tạo nhà ở sẽ hiểu ngay đó là các loại vật liệu như tôn, gạch nhiều lỗ, ngói xây dựng cải tiến... Dù các loại vật liệu không mới nhưng mang lại hiệu quả chống nóng trong mùa hè khá tốt, đặc biệt là các loại vật liệu này tương đối rẻ tiền, phù hợp với đa số người có nhu cầu xây dựng cải tạo nhà ở.Vật liệu chống nóng thông dụng nhất hiện nay là tôn. Nhưng nhược điểm lớn nhất của loại vật liệu chống nóng này là sự hấp thụ nhiệt cao.

Vật liệu chống nóng: Điểm nhấn của ngôi nhà hiện đại


Khắc phục nhược điểm đó, các nhà sản xuất đã phủ một lớp PU cách nhiệt dày 16 mm bên dưới tấm tôn 5 sóng, cao 30 mm để cách nhiệt và đã mang lại hiệu quả rõ rệt.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Vật liệu nào có thể thay thế cho tường gạch ?



Anh Long hỏi: vật liệu nào có thể thay thế cho tường gạch ?

Trả lời:

Gạch (chỉ nói đến gạch đất nung) là vật liệu xây tường được dùng từ thời xa xưa, và được dùng ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, bởi nhiều ưu điểm: cách nhiệt, cách âm tốt, bền với thời gian và đặc biệt là giá thành rất rẻ. Hiện nay ở nước ta gạch chỉ khoảng 250 - 500 đ/viên. Một ngôi nhà xây cần một khối lượng gạch khá lớn nên tính kinh tế là điều không thể không nghĩ đến. Người ta chỉ thay thế tường gạch bằng một loại tường khác ở những nơi có nhu cầu đặc biệt. Xin nêu một số loại vật liệu có thể thay thế gạch để làm vách ngăn như: đá, gỗ, kính, sắt thép, mây tre, ... Hẳn anh đã biết đến nhiều công trình được xây hoàn toàn bằng đá như nhà thờ Phát Diệm, các công trình bằng gỗ điển hình của kiến trúc Việt Nam thời kỳ phong kiến mà ngày nay còn tồn tại rất nhiều, nhà phương Tây với khí hậu lạnh thường hay làm tường bằng những mảng kính lớn có thể lấy ánh sáng tối đa cho không gian sử dụng. Nhà ở của đồng bào dân tộc lại hay sử dụng tre nứa, mây song làm vách ngăn, v.v... 

Hiện nay công nghệ phát triển, đã có nhiều loại gạch mới ra đời mà không có nguồn gốc từ đất nung. Những loại gạch này có rất nhiều ưu điểm và giá thậm chí còn rẻ hơn gạch đất nung.

Tôi chưa hiểu rõ ý của anh muốn hỏi để tìm hiểu chung chung hay muốn áp dụng vào căn nhà của mình. Nếu muốn áp dụng vào nhà mình thì lời khuyên hợp lý vẫn là nên làm gạch. Chỉ nên kết hợp các hình thức còn lại trong một số không gian nhất định.

Nhà đẹp kiến trúc( Sưu Tầm )


Read More Add your Comment 0 nhận xét


So sánh giữa sàn gỗ và gạch men.



Gach chiu nhiet - Đi cùng với xu hướng hội nhập quốc tế nên nhiều mặt hàng trang trí nội thất đặt biệt là những vật liệu nội thất nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam. Việt Nam cũng là một nước chịu nhiều ảnh hưởng từ phong cách thiết kế kiến trúc Phương Tây nên những vật liệu nhập khẩu này phần nào cũng rất được ưu chuộng.Đặt biệt trong số đó có ván sàn gỗ nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore,.. có phần cao cấp hơn là những sàn gỗ đến từ Châu Âu như Bỉ, Đức, Phần Lan... 


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Vật liệu chống nóng: Chọn loại nào?



Khi nhiệt kế ngoài trời chỉ gần 50 độ C, tất cả đều như trên chảo rang, người tiêu dùng mới tá hoả tìm mua vật liệu chống nóng (VLCN) nhằm hạ nhiệt cho ngôi nhà của mình. Nhưng chọn loại vật liệu nào là điều không đơn giản.

Vật liệu chống nóng: Chọn loại nào?

Không chỉ bây giờ mà vài năm trở lại đây, VLCN đã được các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm. Nhiều chủng loại VLCN đã được tung ra thị trường như tôn cách nhiệt, tấm lợp, tôn nhựa thủy tinh, ngói, sơn… tuy nhiên thông dụng nhất hiện nay vẫn là tôn và ngói.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Gạch không nung và câu chuyện mở đường



Gachchiunhiet - Gạch không nung và câu chuyện mở đường

Mọi sự bắt đầu đều sẽ gian nan, nhưng bắt đầu với một lĩnh vực mới mẻ thì sự khó khăn còn nâng lên gấp bội. Tôi đang muốn nói về những con người can đảm đã dũng cảm đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây không nung (VLXKN). Họ đã không ngại khó, không ngại khổ để tìm hiểu về lĩnh vực mới, đưa ra sản phẩm mới góp phần làm thay đổi thói quen sử dụng vật liệu xây truyền thống đồng thời thay thế gạch đất sét nung, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.


Chập chững gây dựng cơ nghiệp

Năm 2011 đánh dấu nhiều khó khăn cho nền kinh tế chung của đất nước, trong đó, các DN ngành Xây dựng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Nhưng không phải vì thế mà không có những sản phẩm mới, chất lượng cao ra đời và đến được với người dân trên khắp mọi miền đất nước. Gạch không nung (trong đó có gạch xi măng cốt liệu, gạch nhẹ, bê tông khí chưng áp AAC…) cũng là một sản phẩm mới mẻ, đang dần chinh phục người sử dụng bởi những tính năng ưu việt hơn gạch nung và nó còn mang sứ mệnh cao cả mở đầu cho thời của vật liệu xanh. Mới, nhưng không có nghĩa là sẽ bị đánh bật, sẽ bị loại trừ, bởi VLKN đã được Chính phủ phê duyệt, theo đó, mục tiêu cụ thể của chương trình là: Phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ: 20 - 25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm 2020; Hàng năm sử dụng khoảng 15 - 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao…) để sản xuất VLXKN, tiết kiệm được khoảng 1 nghìn ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công…

Ở các nước trên thế giới thì vật liệu này đã quá quen thuộc với các công trình cao tầng. Như ở châu Âu, châu Á ngay từ những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX, ngành sản xuất VLKN đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp và đến nay đã gần thay thế gạch đất sét nung. TS Trần Văn Huynh - Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam đã từng trăn trở: VLKN như xi măng cốt liệu đã được sản xuất và sử dụng rải rác trong nhiều năm nay, chủ yếu là các công trình do người nước ngoài làm chủ đầu tư như khách sạn Horison, Opera, Grand Plaza, Hilton, Crown Plaza, KeangNam… vì các nước phát triển đã quá quen sử dụng VLKN cho công trình bền vững, lâu dài. Còn ở Việt Nam, mới đây các nhà đầu tư người Việt bắt đầu sử dụng nhiều cho các công trình, đô thị mới. Sản phẩm bê tông nhẹ AAC ra đời còn mới lạ, người tiêu dùng chưa nắm bắt được tính ưu việt của nó, nên sử dụng còn hạn chế…”.

Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho thị trường của vật liệu này: Vì nó quá mới mẻ nên người dân chưa biết sử dụng? Vì chất lượng gạch không nung chưa tốt hay nó quá đắt so với gạch nung? Hay vì nó còn mới nên cơ chế chính sách hỗ trợ, giúp đỡ từ phía cơ quan chức năng, Nhà nước còn chậm…? Giải được những câu hỏi đó, thì các DN mới có thể thở phào nhẹ nhõm bước chân vào thương trường đầy cạnh tranh khốc liệt được. Trong các cuộc họp mở, họp kín, họp nhóm… nhiều lần tôi đã thấy các ông chủ tỏ ra khá gay gắt và bức xúc chưa thể tìm được một lối đi thông suốt cho sản phẩm, vì tiếp xúc thị trường còn khó mà nguyên nhân cũng một phần do sự hỗ trợ cơ chế, chính sách từ phía Nhà nước về vật liệu này còn chậm. “Suy cho cùng, muốn phát triển được sản phẩm thì phải do mình đầu tư, xây dựng và sản xuất nó như thế nào. Nếu như sản phẩm của mình tốt thì sẽ không lo là không có người mua, mặc dù sức mua còn chậm do người dân chưa biết mà thôi” - một ông chủ tiết lộ.

Nhưng dẫu sao, sau gần 2 năm, đến nay, cả nước đã có 9 nhà máy AAC đi vào hoạt động, 21 nhà máy sản xuất gạch xi măng cốt liệu đang hoạt động, 17 nhà máy bê tông bọt đang sản xuất… đấy là chưa kể còn hàng chục nhà máy đang lập dự án, chuẩn bị đầu tư trong tương lai. Những con số ấy cho thấy sự hưởng ứng của các DN đối với một chương trình của Chính phủ là khá mạnh mẽ và đông đúc. Tuy nhiên, lượng thì nhiều nhưng chất thì sẽ như thế nào nếu như không có một sự đầu tư phát triển đồng bộ và làm chủ công nghệ? Đây sẽ là niềm vui cho những ông chủ đã bước đầu thành công, làm chủ được công nghệ nhưng cũng là thách thức cho những ai đang muốn thử sức trong lĩnh vực mới mẻ này.

“Mỗi người một vẻ”

Tôi có cơ hội được gặp gỡ và tiếp xúc với các đại diện của DN sản xuất bê tông khí chưng áp với những cái tên đã cơ bản tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường như: Cty Bê tông khí VIGLACERA, Cty CP Vương Hải, Cty Sông Đà Cao Cường, Cty Gạch nhẹ Phúc Sơn, Cty CP Đầu tư xây dựng An Thái… Trong một “sân chơi chung”, họ thấu hiểu được những khó khăn mà lĩnh vực mình đang đầu tư, tuy nhiên, với những “cái đầu lạnh và trái tim nóng”, họ dần tạo ra được cái riêng biệt (hay còn gọi là bí kíp riêng) để cùng tạo ra một sản phẩm gạch tốt nhất phục vụ cho cuộc sống người dân. Đỗ Quốc Thái - Tổng giám đốc có tuổi đời còn rất trẻ của Cty CP Đầu tư xây dựng An Thái đã có những phút trải lòng về hành trình tạo dựng cơ nghiệp của mình: DN nào sau khi quyết định đầu tư thì việc đầu tiên cũng là lựa chọn địa điểm. Hơn nữa, vì là lĩnh vực mới, hiểu biết chưa nhiều, cũng chưa ai có kinh nghiệm nên việc tìm kiếm thiết bị máy móc có vai trò rất quan trọng. Quá trình tìm hiểu, tôi thấy thiết bị đồng bộ của châu Âu thì tốt giá lại quá đắt, nếu đầu tư sau này giá thành sản phẩm cao làm sao cạnh tranh nổi khi mà cả “làng” đầu tư thiết bị Trung Quốc ? Chúng tôi đành chọn lựa thiết bị theo cách của mình. Chúng tôi đi tham quan khoảng 30 - 40 nhà máy sản xuất AAC của Trung Quốc và các mô hình nhập khẩu của châu Âu vào Trung Quốc, làm việc với nhiều đối tác cung cấp thiết bị. Qua quá trình làm việc, chúng tôi nhận thấy, các nhà sản xuất thiết bị của Trung Quốc mạnh về thiết bị này thì lại yếu về thiết bị khác nên quyết định chọn giải pháp mua của mỗi nhà cung cấp một số thiết bị theo tiêu chuẩn châu Âu mà mình yêu cầu. Ngoài ra, chúng tôi phải học hỏi từ Đức, Thái Lan và Trung Quốc để đưa ra quy trình công nghệ nghiêm ngặt.


Cũng đầu tư sản xuất gạch AAC, nhưng Cty CP Sông Đà Cao Cường lại thành công với gạch AAC và vữa khô trộn sẵn có quy mô tiên tiến hiện đại, công suất lớn nhất và đầu tiên tại Việt Nam. Sản phẩm gạch AAC và vữa khô trộn sẵn mang thương hiệu SCL-BLOCK và SCL-MORTAR với tính năng ưu việt đang được cung cấp rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc và cho các tòa nhà cao ốc như dự án Times City, tòa nhà đa năng 29 tầng - LICOGI 13…

Không đầu tư vào gạch AAC, nhưng DmC Group lại thành công khi sản xuất gạch xi măng cốt liệu (XMCL). Hiện nay, DmC Group còn tự nghiên cứu, chết tạo và phát triển dây chuyền công nghệ sản xuất gạch XMCL mang tên DmCline. Ông Đoàn Văn Vẽ - Chủ tịch tập đoàn cho chúng tôi biết: Về dây chuyền công nghệ sản xuất gạch không nung XMCL với quy mô công nghiệp, Việt Nam đã hoàn toàn chủ động, không còn phụ thuộc vào nước ngoài nữa, vì đã có một số nhà cung ứng thiết bị trong nước đang rất thành công như: DmC Group, Trung Hậu, Thanh Phúc, ĐH Bách Khoa, Phương Nam Block. Đã có nhiều nhà đầu tư dùng thiết bị sản xuất trong nước và mang lại hiệu quả cao về công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm không thua kém so với của nước ngoài. Như vậy, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn các dây chuyền của Việt Nam, từ những dây chuyền thủ công, sản xuất bán thủ công đến những dây chuyền có quy mô công nghiệp.

Với một hệ thống sản phẩm chất lượng đã và đang “trình làng” cùng một nhà máy được đầu tư lớn, công nghệ hiện đại đã giúp các nhà máy sản xuất VLKN có một chỗ đứng trên thị trường bê tông khí chưng áp. Mục tiêu của DN là kinh doanh thì phải có lãi, nhưng không có nghĩa vì lợi nhuận mà bỏ qua tất cả. Đầu tư và phát triển vật liệu xanh như VLKN ở nước ta là những hướng đi khá mới mẻ đối với các DN.

Vẫn hàng ngày hàng giờ, những con người ấy đang nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng để đưa sản phẩm của mình đến từng ngõ ngách thôn xóm, khu phố, công trình xây dựng… Biết là khó khăn, nhưng họ quyết tâm không bao giờ dừng bước. Đối với những con người tiên phong trong lĩnh vực sản xuất VLKN, niềm vui sẽ nhân lên gấp bội khi thấy sản phẩm của mình đến được với người dân và vươn cao cùng các công trình xây dựng đón chào những mùa xuân mới.

Anh Tuấn


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Dân chưa quen với gạch nhẹ không nung



Gachchiulua - Ở Việt Nam, gạch không nung mới được sử dụng khoảng 8 – 8,5%, bởi dân chưa quen và giá thành chưa thật sự hấp dẫn!

Từ năm 2000 - 2007, cả nước sản xuất khoảng 120 tỷ viên gạch nung, tiêu tốn 180 triệu m3 đất sét, mất khoảng vài ba chục ngàn ha đất canh tác (tuỳ trữ lượng đất sét, đào cạn hay đào sâu). Hội Vật liệu xây dựng cho biết năm 2008 cả nước sử dụng trên 22 tỷ viên gạch chuẩn; 2010 là 25 tỷ viên; 2015 là 32 tỷ viên; 2020 là 42 tỷ viên… phần lớn trong số đó là gạch sét nung.

gachchiulua

Để nung 1.000 viên gạch tiêu chuẩn sẽ tốn 64 lít dầu FO. Nếu thay bằng đốt than, củi, trấu cũng cần phải có nhiệt lượng tương đương. Nếu nung 30 – 40 tỷ viên gạch sẽ tốn bao nhiêu nhiên liệu thì cứ thế mà nhân lên.

Ngày nay, nhiên liệu ngày càng khan hiếm, giá cả ngày càng cao! Trong quá trình nung sẽ thải ra môi trường nhiều loại khí độc hại như CO2, CO, SO2, cùng với khói bụi… gây hại cho sức khoẻ của con người, gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu… mà cả thế giới đang lo đối phó.

Nếu quen sử dụng gạch đất sét nung sẽ dẫn đến “hậu quả tai hại về lâu dài”: mất đất canh tác; tiêu tốn nhiên liệu; ô nhiễm môi trường… cần phải được thay đổi.

Quyết định số: 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/08/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 đã đưa ra lộ trình: năm 2010 gạch không nung sẽ chiếm tỷ lệ 10 – 15%, năm 2015 tăng lên 20 – 25% và năm 2020 sẽ đạt tỷ lệ 30 – 40%.

Dây chuyền sản xuất gạch nhẹ - không nung không quá phức tạp, hoàn toàn sản xuất được trong nước, giá thành hợp lý, rất thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể xây dựng cơ sở sản xuất ở nơi có nhu cầu và cung ứng được nguyên liệu nhằm giảm chi phí vận chuyển.

Nguyên liệu để sản xuất gồm xi măng, cát, phụ gia puzơlan nhân tạo (tro bay), phụ gia tạo bọt và nước… tất cả đều có sẳn trong nước. Nếu nhà nước có chính sách khuyến khích, chắc chắn giá thành sẽ rẻ hơn gạch nung.

KS. Phan Phùng Sanh, Hội Khoa học&Kỹ thuật Xây dựng TP. HCM, đề xuất, Bộ Xây dựng cần sớm ban hành Tiêu chuẩn thiết kế và Hướng dẫn thi công, nghiệm thu, bảo dưỡng, bảo trì, đơn giá. Để xây dựng bằng gạch nhẹ - không nung, cũng như bê tông nhẹ trong xây dựng các công trình cần có chính sách khuyến mãi trong một thời gian cần thiết đối với người sử dụng loại vật liệu này (được trừ vào nộp thuế, nộp cấp trên); tăng cao thuế tài nguyên đất dùng để sản xuất gạch nung; tăng thuế bảo vệ môi trường (tùy loại chất đốt) đối với những cơ sở sản xuất gạch đất nung thải ra nhiều loại khí độc hại; cho vay vốn ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế đầu tư vào việc sản xuất gạch nhẹ - không nung; miễn và giảm một số loại thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào việc sản xuất gạch nhẹ - không nung trong thời gian thích hợp để có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Năm 2010, xi măng của nước ta sẽ thừa 5 – 7 triệu tấn và còn thừa nhiều hơn sau khi một số nhà máy mới đi vào hoạt động. Lượng “tro bay” thải ra từ các nhà máy điện đốt than có thể lên đến 60 triệu tấn vào năm 2020, đó là những thuận lợi rất lớn để sản xuất gạch nhẹ - không nung. Vấn đề là nhà nước cần sớm ban hành cơ chế, chính sách thích hợp, khuyến khích đầu tư. Chắc chắn, đến năm 2020 gạch nhẹ - không nung sẽ đạt được 40% thị phần, thậm chí còn cao hơn nữa, không phải là mục tiêu xa vời.
Gạch nhẹ - không nung ngày càng có nhiều tính vượt trội (theo thông số của Công ty Cổ phần Minh Nghĩa):
- Dung trọng (Kg/m3): 400 – 700.
- Cường độ nén (Kg/cm2): 25 – 80.
- Hệ số dẫn nhiệt (W/moC): 0,151.
- Cách âm (Db): 43.

- Kích thước: tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng, xây dựng nhanh, ít tốn vữa so với gạch nung, nhất là xây nhà ở các khu tái định cư.
- Cưa, cắt, đóng đinh… dễ dàng.

- Sử dụng gạch nhẹ - không nung sẽ làm giảm nhẹ phần kết cấu móng, rất thích hợp đối với những công trình xây dựng trên vùng đất yếu, giá thành có thể rẻ hơn 5 – 7% so với sử dụng gạch đất nung.
Gạch nhẹ không nung được các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu… sử dụng đến 70% thị phần gạch.

Nguồn: gachsieunhe


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Nơi đào tạo học sinh thành những công dân toàn cầu



Thế kỷ 21, kỷ nguyên của Internet và toàn cầu hóa đã sản sinh ra một thế hệ công dân toàn cầu mới, những người có thể sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Các công dân toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhờ lượng kiến thức và kinh nghiệm họ tích luỹ được khi sinh sống và làm việc tại các quốc gia và các nền văn hoá đa dạng.
Trong thế giới phẳng hôm nay, toàn cầu hóa là một xu thế không thể đảo ngược, và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Vì vậy, việc đào tạo ra những công dân toàn cầu đúng nghĩa là một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Đây là một công việc dài hơi và đòi hỏi sự tham gia đóng góp của toàn xã hội.
Vai trò của ngoại ngữ trong việc đào tạo công dân toàn cầu
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ truyền thông, mọi người được sống trong một thế giới phẳng mà trong đó mọi người có thể tương tác với nhau không phụ thuộc vào không gian – thời gian, điều kiện địa lý – thời tiết, chính kiến, tuổi tác… Tuy nhiên, để gia nhập “cuộc chơi” hay hoà nhập với một thế giới công nghệ cao như vậy đòi hỏi mỗi “công dân mạng” phải tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, đặc biệt là ngoại ngữ với tư cách là một phương tiện giao tiếp.
Với sự phát triển của Internet, ngày nay tiếng Anh một cách không chính thức đã được thừa nhận là ngôn ngữ quốc tế. Với những ưu thế riêng tiếng Anh nhanh chóng trở thành phương tiện giao tiếp quốc tế và  truyền bá khoa học. Để tiếp nhận văn hoá – khoa học của cộng đồng nói tiếng Anh, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự học tập, sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao dịch quốc tế.
Chương trình quốc tế tại trường quốc tế APC – trường quốc tế Châu Á Thái Bình Dương: hướng tới đào tạo những công dân toàn cầu
APC, viết tắt của Châu Á Thái Bình Dương, là trường quốc tế song ngữ hàng đầu tại Việt Nam giảng dạy song song chương trình Bộ GDĐT và chương trình quốc tế. Đào tạo học sinh APC đạt trình độ ngang bằng với học sinh tại các nước tiên tiến là định hướng và là chiến lược được thực hiện xuyên suốt trong tất cả các hoạt động tại APC.
Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình quốc tế APC là nâng cao trình độ tiếng Anh của học sinh ở cả 4 kỹ năng chính là nghe, nói, đọc, viết. Phương pháp học và thi ở APC rất đa dạng như viết luận, hội thảo, thuyết trình, đóng vai … chứ không chỉ tập trung rèn ngữ pháp và dịch thuật. Học sinh tập suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh chứ không giao tiếp theo lối chuyển ngữ.
Bên cạnh các giờ học tiếng Anh, chương trình quốc tế của APC còn dành một thời lượng lớn cho các môn học khác như Toán, Khoa học tự nhiên, Kinh doanh, Khoa học xã hội (học bằng tiếng Anh ) … Đây là một cách tiếp cận khoa học vì như vậy, học sinh vừa được trau dồi tiếng Anh thực hành, vừa có thêm những kiến thức cập nhật bổ ích. Đặc biệt nội dung các môn học này có tính thực tiễn rất cao, sẽ bổ sung rất nhiều cho chương trình tiếng Việt vốn vẫn còn mang nặng tính từ chương.
Các giáo viên nước ngoài của APC đến từ nhiều quốc gia cũng đem đến cho các học sinh APC sự tiếp cận với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Các em không chỉ giao tiếp với các thầy cô nước ngoài trong các giờ học mà còn trong các hoạt động ngoại khóa, các giờ nghỉ. Những giao tiếp không chính thức như vậy luôn đem đến những điều mới mẻ về ngôn ngữ, về văn hóa, về vốn sống, làm dày thêm hành trang của các công dân toàn cầu tương lai.
Phát triển nhân cách và gìn giữ cội nguồn
Một người có ích phải vừa có tài, vừa có đức. Công dân toàn cầu của chúng ta phải không quên cội nguồn dân tộc của mình. Vì thế, trong quan điểm giáo dục của mình, APC luôn chú trọng đến việc phát triển nhân cách học sinh và gìn giữ cội nguồn.
APC giúp học sinh phát triển toàn diện trong thời gian học tập tại trường mà không cần phải tham gia các chương trình học thêm bên ngoài: Kiến thức phổ thông, xây dựng, định hình và phát triển nhân cách. Giúp học sinh phát triển kỹ năng, năng khiếu một cách toàn diện.
Các chương trình huấn luyện kỹ năng sống: Trong suốt quá trình học tại APC Học sinh được trang bị các kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng xác định giá trị bản thân, kỹ năng nuôi dưỡng ước mơ, kỹ năng năng học tập và làm việc nhóm, kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng lập kế hoạch …
Định hình và phát triển nhân cách: Thông qua chương trình định hướng đặc biệt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tại APC giúp học sinh có trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè, xã hội để xác định giá trị bản thân tại thời điểm hiện tại, hình thành mục tiêu cho tương lai cùng với sự định hướng sát sao từ nhà trường phối hợp với gia đình giúp các em thực hiện mục tiêu của mình một cách khoa học và hiệu quả nhất.
Phát hiện và hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng, năng khiếu toàn diện từ nghệ thuật đến thể thao với sự hướng dẫn của các Thầy, Cô giàu kinh nghiệm và học sinh được thực hành, trải nghiệm các hoạt động mang tính trí tuệ, thực tế cao như: APC Idol, Gameshow, Hội thao, Kịch lịch sử, chương trình ngoại khóa, dã ngoại team building, chương trình từ thiện định kỳ…
Các câu lạc bộ sinh hoạt thường xuyên theo định kỳ hàng tuần để học sinh có điều kiện ứng dụng những kiến thức và những điều mơ ước vào thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các chuyên gia, doanh nhân: CLB CEO – nhà lãnh đạo tương lai, CLB Toán học, CLB Bác sĩ nhí, CLB thể thao – Bóng đá, bóng bàn, bơi lội, thể hình.., CLB Nghệ thuật – Múa, thanh nhạc, hiphop, hội họa …
Tham gia các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp (các chương trình của Đài truyền hình, giao lưu quốc tế,các hình thức học thông qua ngôn ngữ điện ảnh, nghệ thuật  …) là một trong những phương pháp giúp học sinh nâng cao kiến thức, hiểu rõ về thế giới xung quanh, xây dựng niềm tin vào khả năng bản thân và chuyên nghiệp hóa các sinh hoạt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Các hoạt động từ thiện: hoạt động từ thiện là một trong những hoạt động định kỳ, thường xuyên tại APC thông qua chương trình “APC – Trái tim nhân ái” nhằm xây dựng tình nhân ái, sự thấu hiểu và chia sẻ với những cảnh đời thiếu may mắn trong cuộc sống, giáo dục tinh thần trách nhiệm và một trái tim nhân ái, một  tấm lòng biết cảm thông trong học sinh.
Dân ta học lấy sử ta: Chương trình giảng dạy môn lịch sử tại APC luôn hấp dẫn học sinh, dưới sự hướng dẫn của các giáo viên, các nhà biên kịch nổi tiếng đã chuyển thể bài học thành những vở kịch và chính các học sinh sẽ là diễn viên trong các vở kịch đó. Điều này giúp học sinh không những hiểu bài nhanh chóng, thuộc bài lâu hơn mà còn hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc để từ đó luôn tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông, của dân tộc Việt Nam.
Với chương trình giáo dục và chăm sóc toàn diện như vậy APC đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh phát triển cân đối về kiến thức và nhân cách cũng như thể lực, đủ tự tin, đủ năng lực lập thân và nhiệt tâm xây dựng đất nước. Các em học sinh APC có điều kiện sau này trở thành những công dân ưu tú của Việt Nam, có đủ kỹ năng và trí tuệ để tiếp cận nền khoa học tiên tiên của nhân loại. Đó là mong muốn, là đòi hỏi chính đáng của tất cả Phụ huynh học sinh trong thời đại hiện nay.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Làm thế nào để học giỏi tiếng Anh nhanh nhất



Làm thế nào để học tiếng Anh nhanh nhất ? Làm sao để học tiếng Anh siêu tốc ?
Tiếng Anh có thể là một ngôn ngữ khó học, nhưng bạn có những cách nhất định để học tiếng Anh nhanh hơn rất nhiều. Thậm chí cả những người không có khả năng tự nhiên trong việc học ngôn ngữ cũng có thể học tiếng Anh miễn là họ thực sự cố gắng và dành thời gian để tạo cho mình cơ hội luyện tập nói, đọc và viết tiếng Anh. Sau tôi xin giới thiệu bạn làm thế nào để học giỏi tiếng Anh nhanh nhất
- Bắt đầu bằng việc tham gia một khoá học tiếng Anh cơ bản. Những khoá học này thường được gọi là lớp học “ESL” (“English as a Second Language”). Giáo viên của những lớp học này cần có kinh nghiệm dạy nhiều học viên những kỹ năng cần thiết của ngôn ngữ tiếng Anh như đối với học sinh tiểu học.  
 - Mua những chương trình audio tiếng Anh. Bạn có thể xem lại những lớp học này trong thời gian rảnh rỗi và học từng phần một, nhưng nếu bạn thực sự muốn học tiếng Anh nhanh hơn bạn sẽ cần xem lại nhiều lần và tận dụng mọi cơ hội để luyện tập tiếng Anh. Bạn có thể mang theo mình để nghe trên ô tô hoặc trong khi làm việc (nếu có thể). Bạn tận dụng được nhiều thời gian học tiếng Anh thì bạn sẽ càng học nói được nhanh hơn.
- Luyện nói tiếng Anh với những người bạn, tốt nhất là những người bạn bản ngữ. Bạn hãy kết bạn với những người không nói tiếng mẹ đẻ như bạn những sẵn sàng giúp bạn luyện nói tiếng Anh bằng việc tham gia những đoạn hội thoại ngắn với bạn. Bạn sẽ có thể ngạc nhiên với tốc độ tiến triển trong việc học tiếng Anh của mình khi tham gia những đoạn hội thoại như vậy.
 -Xem các chương trình ti vi hoặc phim bằng tiếng Anh mà không có phụ đề tiếng ngôn ngữ của bạn. Hãy chú ý đến những đoạn hội thoại và cố gắng hiểu được những gì người diễn viên đang nói. Bạn có thể tự thưởng cho mình khi bắt được những từ và cụm từ mà bạn hiểu được.
-Đọc sách, báo và tạp chí được in bằng tiếng Anh. Lúc đầu bạn có thể không hiểu lắm, nhưng khi kiến thức của bạn đã khá hơn bạn sẽ hiểu được nhiều hơn những bài viết bằng tiếng Anh này. Hiểu được tiếng Anh viết chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn nguồn từ vựng phong giúp bạn học nói tiếng Anh nhanh hơn


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Trẻ nhỏ học tiếng Anh thế nào?



Trẻ nhỏ là những người tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên. Khác với người lớn, các em tiếp nhận ngôn ngữ mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Các em có khả năng bắt chước cách phát âm và tự mình tìm ra các quy tắc. Chỉ có những người học tiếng Anh một cách bài bản thông qua những quyển sách ngữ pháp khi đã nhiều tuổi mới cảm thấy việc học nói bằng tiếng Anh thật là khó chứ với trẻ thì không như vậy.
ÍCH LỢI CỦA VIỆC BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG ANH TỪ SỚM
  • Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng những chiến lược học ngôn ngữ có tính bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và sẽ sớm nhận thấy rằng các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học tiếng Anh.
  • Trẻ nhỏ có thời gian học ngôn ngữ thông qua những hoạt động giống như trò chơi. Các em học ngôn ngữ thông qua việc tham gia vào hoạt động có sự tham gia của người lớn. Trước tiên các em sẽ tìm ra ý nghĩa của hoạt động đó rồi tìm ra nghĩa của ngôn ngữ mà người lớn sử dụng.
  • Những em có cơ hội học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ khi các em còn nhỏ sẽ sử dụng những chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh tương tự suốt cuộc đời các em khi học thêm những ngôn ngữ khác. Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn thế dễ dàng hơn là học ngôn ngữ thứ hai.
  • Dường như những trẻ nhỏ tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như cái cách mà những đứa trẻ lớn hơn và người lớn vẫn làm, có khả năng phát âm và cảm thụ ngôn ngữ và văn hóa tốt hơn. Khi những đứa trẻ mới chỉ biết nói một thứ tiếng đến tuổi dậy thì và có khả năng tự ý thức hơn về bản thân, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên của các em biến mất và các em cảm thấy không có cách nào khác là phải học tiếng Anh một cách có ý thức thông qua những chương trình học ngữ pháp. Độ tuổi diễn ra sự thay đổi này tùy thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của từng trẻ cũng như kỳ vọng của xã hội nơi các em sống.
Đây là đoạn trích trong cuốn sách do Hội đồng Anh xuất bản nhằm trợ giúp các bậc phụ huynh.

Được viết bởi Opal Dunn, tác giả và đồng thời là Chuyên Gia Tư Vấn Giáo Dục tại Vương quốc Anh


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Học ngữ pháp Tiếng Anh sẽ không còn nhàm chán



Anh văn thiếu nhi - Hầu hết mọi người khi học một ngôn ngữ mới thường không có nhiều thời gian và một môi trường lý tưởng. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc dạy và học ngữ pháp. Nhiều giáo viên tin vào tầm quan trọng của các bài học ngữ pháp và các bài luyện tập.Số khác lại cảm thấy việc học ngữ pháp chỉ có hiệu quả bằng các hoạt động khác nhau mà không tập trung trực tiếp vào các quy tắc ngữ pháp.


Hầu hết mọi người khi học một ngôn ngữ mới thường không có nhiều thời gian và một môi trường lý tưởng. Vậy cách học ngữ pháp thế nào là tốt nhất? Đây là câu hỏi không dễ trả lời chút nào.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc dạy và học ngữ pháp. Nhiều giáo viên tin vào tầm quan trọng của các bài học ngữ pháp và các bài luyện tập.
Số khác lại cảm thấy việc học ngữ pháp chỉ có hiệu quả bằng các hoạt động khác nhau mà không tập trung trực tiếp vào các quy tắc ngữ pháp. Cho dù ý kiến của bạn là gì, bạn được học ngữ pháp theo cách nào thì sau đây là một số lời khuyên có thể giúp bạn học ngữ pháp hiệu quả hơn.
Nhận thức về ngữ pháp. Nghĩ về ngữ pháp. Lưu ý rằng các khía cạnh ngữ pháp tiếng Anh cũng tương tự như ngôn ngữ khác (Ví dụ như cách sử dụng mạo từ trong tiếng Đức cũng giống như trong tiếng Anh). Cũng nên lưu ý rằng cách dùng tiếng Anh để diễn đạt ý khác với ngôn ngữ của bạn.
Tiếng Anh sử dụng thì hiện tại hoàn thành để diễn tả hành động bắt đầu từ quá khứ và kéo dài tới hiện tại (ví dụ: I have had this watch for 10 years). Trong khi các ngôn ngữ khác dùng thì hiện tại để diễn tả điều tương tự ( ví dụ: tiếng Đức: Ich habe diese Uhr seit 10 Jahren). Nếu bạn có thể nhận biết được sự giống và khác nhau đó, bạn sẽ có thể học các quy tắc một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Đọc thật nhiều sách tiếng Anh - điều này nghe có vẻ hơi lạ nhưng trên thực tế, khi bạn dành thời gian đọc hoặc nghe tiếng Anh, bạn đang xem những mẫu ngữ pháp chuẩn, điều này sẽ giúp ích cho bạn khi viết, nói, diễn đạt ý và kiểm tra bài tập của mình. Tất nhiên, sẽ còn tốt hơn nếu bạn có thể đọc với sự nhận thức ngữ pháp rõ ràng. Đôi khi bạn tự nhủ rằng : “ À, vậy ra đây là cách dùng trong tiếng Anh đây!”
Tập trung vào các khía cạnh của ngữ pháp mà cá nhân bạn cảm thấy khó nhất ( Nếu bạn không nhận biết được, hãy hỏi các thầy cô giáo của bạn). Đặc biệt trong các bài viết, bạn nên đặc biệt chú ý tới các khía cạnh ngữ pháp đó. Tất nhiên là trong khi nói thì sẽ khó hơn nhưng thậm chí bạn có thể dừng lại để sửa cho đúng. Ví dụ, khi bạn đang kể lại 1 câu chuyện trong thì hiện tạ, bạn có thể tự nhắc mình rằng bạn cần thêm –s vào ngôi thứ 3 số ít.
Nếu bạn không thích các bài tập ngữ pháp hoặc không thích học ngữ pháp, thì điều quan trọng hơn hết là bạn theo những lời khuyên như trên. Bạn nên thử tìm ra quy tắc cho riêng mình.
Nếu bạn thích những bài tập ngữ pháp thì hãy tiếp tục làm. Nhưng làm bài tập ngữ pháp tốt không có nghĩa là bạn sẽ không mắc lỗi nữa. Cũng giống như người học chơi tennis qua sách, một khi ở trên sân, anh ta không thể đánh bóng đúng cách được. Nếu làm bài tập ngữ pháp, hãy cố gắng không chỉ là điền vào ô trống hay là chọn đáp án đúng mà hãy tự viết ra một số câu áp dụng những quy tắc mà bạn vừa luyện tập.
Học các động từ bất quy tắc phổ biến. Nếu có thể dùng đúng những động từ này, bạn sẽ có nhiều thời gian tập trung vào các khía cạnh khác. Sẽ rất dễ học nếu bạn tự nói với chính mình nhiều lần.
Chỉ đọc phần cuối nếu bạn rất hứng thú với ngữ pháp! Có một chương trình trên máy vi tính gọi là Concordancer có thể giúp bạn học cách dùng từ và các quy tắc ngữ pháp. Khi bạn gõ một từ vào chương trình này, hàng trăm ví dụ về từ này sẽ hiện ra trong các câu trích dẫn.
Ví dụ, khi bạn muốn học về cách dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn, bạn có thể gõ vào chủa “I have been” và máy tính sẽ hiện ra một danh sách các phần trích từ sách báo có cụm từ này.
Ví dụ:
I have been waiting for two months for a letter from my pen-friend.
I have been living in Germany for 3 years.
I have been learning English since 1999
Nếu bạn học kĩ những ví dụ này, bạn có thể nhanh chóng rút ra được quy tắc ngữ pháp về cách sử dụng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Nguồn: tienganh.com.vn


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Gốm cổ Việt Nam và những giá trị nghệ thuật!!




Gốm ra đời trước khi xã hội có giai cấp; gốm bắt nguồn từ nghệ thuật dân gian: tình cảm con người, tình cảm nghệ sĩ trực tiếp chuyển vào bản thân của gốm trước tiên qua lao động “nhào nặn”, làm cho bản thân của Pottery rung cảm, nói lên tiếng nói của nghệ sĩ, của cuộc sống xã hội. Điều đơn giản này không phải dễ phát hiện ngay. Châu Âu vốn tự hào với nền công nghiệp gốm phát triển, khi đồ sứ Trung Quốc và Nhật Bản tràn sang, mới thấy “cần phải học tập không chỉ về kỹ thuật, mà cả về khái niệm đúng đối với hình dáng và lối trang trí tùy thuộc chất liệu này”. Ở Nhật Bản, K. Phu-ki-ni, nhà nghiên cứu gốm lâu năm có một nhận xét đáng lưu ý: “Từ buổi bình minh của muôn vật, đời sống con người không bao giờ tồn tại mà không tự biểu hiện trong một loạt nào đó của tác phẩm đồ gốm” Gốm Việt Nam nổi bật những đặc tính truyền thống đó. Gốm Việt Nam không phân biệt giữa gốm “lò quan” và gốm “lò dân” như ở một số nước thời phong kiến, mặc dù có một số gốm làm ra phần nào phục vụ cho vua chúa.
 

Cho nên, muốn đánh giá nghệ thuật gốm Việt Nam, điều quan trọng là cần đứng chỗ đứng của nghệ thuật dân gian, cần nhìn rõ mối quan hệ giữa gốm và cuộc sống của đông đảo quần chúng đương thời. Không vì thấy thiếu hào nhoáng, thiếu lộng lẫy mà không thấy cái cốt lõi rất quý của gốm Việt Nam, thường mang tính trong sáng, nhuần nhuyễn, bình dị, có khi còn thô sơ như tiếng nói giọng hò quen thuộc trong nhân dân.
 
Dưới đây, xin lược qua đặc điểm của một số loại gốm chính Việt Nam bao gồm:
 
I. Buổi sơ khai của nghệ thuật gốm đất nung
 
Nhiều cuộc khai quật trong vòng hai mươi năm trở lại đây cho thấy bộ mặt gốm đất nung cách đây 5.000 năm đến đầu công nguyên thật là phong phú. Có thể nêu lên một số điển hình:
 
Gốm Phùng Nguyên (và gốm nhiều di chỉ cùng loại), cách đây 5.000 đến 4.000 năm, tổ tiên ta đã biết sử dụng bàn xoay thành thục, đã biết trang trí lên gốm bằng những nét khắc tinh xảo, chủ yếu là hoa văn răng lược, khắc vạch, làn sóng, một số thiên về lối hình học (như gốm Gò Bông). Đã biết dùng màu đất trắng và màu đá son tô thắm lên bề mặt hình khắc của gốm trước khi nung; đã biết nung độ lửa già nhất của đất nung (như gốm Việt Tiến).
 
Gốm Đồng Đậu (và gốm nhiều di chỉ cùng loại), cách đây khoảng 3.500 năm, hoa văn càng đa dạng: xoắn ốc, răng cưa, đường chấm song song, hình trám in, v.v… Đặc biệt, còn tìm thấy tượng bò tót, tượng chim, đầu gà…
 
Gốm Gò Mun (và gốm nhiều di chỉ cùng loại), cách đây trên 3.000 năm, hoa văn hình học chiếm ưu thế. Nhiều hoa văn rõ ràng bắt chước hoa văn trên đồ đồng (kể cả một số hoa văn thuộc gốm Đồng Đậu).
 
Gốm Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun không chỉ sớm phong phú về hoa văn, mà cũng phong phú về hình dáng. Nhiều hình dáng cho đến sau này vẫn còn được bảo tồn trong các lò gốm dân gian, như loại vò có miệng loe đứng, cổ cao, bụng nở (Đồng Đậu); loại vò cũng như nồi cỏ miệng loe rộng, cổ ngắn, bụng nở (Đồng Đậu); loại vò, nồi, có miệng loe xiên, cổ thắt (Đồng Xấu); bát, bình, cốc, ống nhổ chân thấp, chân cao (Phùng Nguyên), v.v… Ơở miền Nam, gốm vùng châu thổ sông Cửu Long, quãng những thế kỷ đầu công nguyên, gốm Sa Huỳnh quãng thế kỷ thứ 5, cũng có nhiều hoa văn làn sóng, hình học, nhiều hình dáng rất gần gũi với gốm cổ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Có hình dáng điển hình của gốm miền Nam như cái lu, cái chĩnh vẫn bảo tồn cho đến nay ở nhiều cơ sở sản xuất gốm trong Nam. Riêng hình cái chĩnh khá giống hình một số gốm Đông Sơn được phát hiện khá nhiều.
 
Người ta từng đặt câu hỏi: trong thời đại đồng thau phát triển rực rỡ, gốm đất nung sao vẫn còn trang trí ngày một công phu và có xu hướng bắt chước đồ uống, nhất là về mặt hoa văn?
 
Điều có thể khẳng định được là:
 
Nghệ thuật dân gian tồn tại và phát triển từ trong cuộc sống của quần chúng, thường được thể hiện rộng rãi nhất từ những chất liệu thông thường nhất, từ những đồ dùng thông thường nhất (như đồ mây tre tiếp đến là đồ đất nung).
 
Nghệ thuật đất nung bắt chước nghệ thuật đồ đồng, không hề giảm mà còn làm sáng tỏ thêm phong cách nghệ thuật đồ đồng cùng thời. Gốm bắt chước đồng càng làm càng sáng tỏ thêm quá trình phân hóa giai cấp của xã hội đương thời.
 
Mối tương quan khá rõ nét giữa các nền nghệ thuật cổ xưa trên cùng một dải đất Việt Nam nói riêng, trên khu vực Đông Nam Aá nói chung được phản ánh qua phong cách nghệ thuật đồ đồng cũng như phong cách nghệ thuật đồ đất nung cùng thời.

 
2. Gốm hoa nâu và tiền thân của nó
 
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ 10, các nhà nghiên cứu trước đây mới chỉ nhắc đến gốm “Hán bản địa”, tức là những loại gốm đất nung hoặc sành xốp có men hoặc không men, tìm thấy trong các ngôi mộ người Hán chôn cất trên đất Việt Nam, phần lớn làm theo dạng gốm minh khí của Trung Quốc đương thời. Nhưng bên cạnh loại gốm này, còn vô số loại đất nung, sành nâu, sành trắng vẫn được tự sản tự tiêu trong các cộng đồng làng xã. Những loại gốm này vẫn tiếp tục những truyền thống của gốm cổ xưa, nhất là về mặt hình dáng. Di chỉ Cụ Trì (Thanh Miện – Hải Hưng) là một khu vừa mộ táng, vừa cư dân thuộc thời kỳ đó, đã tìm thấy chiếc vò, hũ men da lươn mỏng dính, dáng giống dáng gốm Đồng Đậu, và cũng còn rất quen thuộc cho đến ngày nay. Men da lươn căn bản làm bằng chất tro pha với đá son, đá thối và một số ít đất, vôi khác mà cha ông ta đã biết tận dụng nguyên liệu địa phương hầu như có sẵn khắp nơi.
 
Gốm hoa nâu, thường thuộc loại sành xốp, men ngà bóng, hoa văn màu nâu. Hoa được khắc vạch trên xương đất ướt trước khi tô màu. Cũng có loại nền nâu, hoa văn trắng. Dần về sau, gốm hoa nâu được thể hiện theo nhiều kỹ thuật khác nhau, nhưng căn bản vẫn bấy nhiêu chất liệu: men tro, đá son, đá thối hoặc rỉ sắt, hoàn toàn giống nguyên liệu của gốm men da lươn.
 
Đặc điểm phong cách của gốm hoa nâu là hình dáng đầy đặn, chắc khỏe, phù hợp với lối khắc, lối tô mảng to mảng nhỏ sâu nông tùy tiện, và trên nền rất thoáng. Đề tài trang trí rất gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của Việt Nam: tôm, cá, voi, hổ, chim khách, hoa sen, hoa súng, lá khoai nước, lá râm bụt, võ sĩ đấu giáo, cưỡi voi, v.v… Một số gốm hoa nâu về sau bắt chước phong cách thể hiện của gốm hoa lam. Từ đó, mất dần vẻ đẹp độc đáo của gốm hoa nâu.
 
Nghiên cứu quá trình phát triển gốm hoa nâu, có thể cho ta một số khẳng định:
 
Gốm hoa nâu vốn có từ trước thế kỷ 11, ra đời cùng với gốm men da lươn. Việc sử dụng đá son tô lên gốm vốn có từ thời nguyên thủy (gốm Phùng Nguyên). Cho đến ngày nay, ở nhiều lò dân gian vẫn có những nghệ nhân dùng chất liệu và kỹ thuật này để làm những tác phẩm riêng biệt.
 
Giai đoạn tiêu biểu nhất của gốm hoa nâu, về mặt nghệ thuật cũng như kỹ thuật, là từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Nó mang rõ nét của loại gốm hoa nâu rất Việt Nam, không một loại gốm nước ngoài nào lẫn lộn được. Chỉ một màu nâu mà tạo ra nhiều sắc thái, không đơn điệu.
 
Ơở đây, cần nhắc đến luận điểm của một số nhà nghiên cứu Pháp trước đây, cố tình cho rằng gốm hoa nâu Việt Nam bắt chước gốm Từ Châu của Trung Quốc.
 
Thật ra, lò hình dân gian Từ Châu của Trung Quốc mà tiêu biểu là gốm hoa đen, xét về kỹ thuật, phong cách thể hiện, hoàn toàn không giống gốm hoa nâu Việt Nam: màu đen lấy từ chất gỉ sắt có hàm lượng măng gan nhiều; cách vẽ lưu loát của bút nho không liên quan gì đến lối khắc và tô son của gốm hoa nâu Việt Nam. Hơn nữa, đồ án trang trí, lối cách điệu hoàn toàn khác. Cũng như ở Thái Lan, vẫn có gốm hoa nâu với nền màu men da lươn cổ xưa gọi là gốm Su-cô-tai. Nó vẫn có màu sắc sáng tạo riêng của nó.


3. Gốm men ngọc
 
Gốm men ngọc cũng đã phát triển từ trước thế kỷ 11. Một số lọ men ngọc tảo kỳ, có thể vào thế kỷ thứ 8, thứ 9, dáng rất chắc khỏe, men phủ khá dầy. Khá nhiều hiện vật cùng kiểu men còn sống, chứng tỏ kỹ thuật men ngọc ban đầu chưa thành thục. Xương đất và men chứa nhiều hàm lượng sắt, không những tạo điều kiện làm ra men da lươn, mà còn tạo điều kiện làm ra men ngọc. Trong nghề gốm, từ những kết quả ngẫu nhiên dẫn đến những kết quả dụng ý là sự việc thường làm. Quy luật tìm ra men ngọc ở Trung Quốc, ở Việt Nam, ở Triều Tiên,… từ thời xưa chắc cũng như vậy với điều kiện nguyên liệu và phương pháp nung tạo kiểu châu Á gần như nhau.
 
Gốm men ngọc Việt Nam, với hoa văn khắc chìm hoặc in nổi chủ yếu trong lòng bát, lòng đĩa dưới mầu men ngọc trong suốt, cho ta một vẻ đẹp dịu dàng sâu đậm. Cũng có cái do việc nung lửa không đều, mà từ mầu ngọc xanh ngả sang mầu vàng úa, vàng nâu. Đề tài trang trí thường là hoa lá, chim phượng, một số ít có hình người lẫn trong hoa lá. Hoa văn men ngọc có ảnh hưởng nhiều của hoa văn chạm khắc lên đá đương thời.
Một số học giả phương tây trước đây cho rằng gốm men ngọc Việt Nam mà họ mệnh danh là đồ Tống Thanh Hóa (vì tìm thấy nhiều tại Thanh Hóa), do các “di thần” nhà Tống biết nghề gốm làm ra. Họ là những người chạy loạn sang Việt Nam dưới thời Trung Quốc bị quân Nguyên xâm chiếm (1279 – 1368). Một số học giả Việt Nam trước đây cũng vội vã trích dẫn theo. Đó là điều lầm lẫn đáng tiếc và hoàn toàn thiếu khoa học.
 
Thật ra, gốm men ngọc Trung Quốc thời Bắc Tống hay Nam Tống, xương đất rất đanh và nặng, hầu như đã thành sứ. Chất liệu men cũng nặng về thành phần đá hơn là gio, nên xương đất và men quyện vào nhau. Mầu men ngọc được chủ động do điều khiển lửa hoàn nguyên khá cao và chính xác. Nhưng một số ít men ngọc thuộc các lò dâu vùng Hoa Nam, đặc biệt là vùng Quảng Đông, thì xương rất nhẹ, phủ men gio, nên bộ mặt có những nét dễ giống với gốm men ngọc Việt Nam. Trường hợp này, vẫn có thêm nhiều yếu tố đối chứng khác để phân biệt.
 
Gốm men ngọc cũng rất thịnh hành ở những thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, nửa đầu thế kỷ 14. Khi có gốm hoa lam và gốm nhiều mầu, thì gốm men ngọc, cũng như gốm hoa nâu, phải nhường bước cho loại gốm mới. Đó là điều tất yếu. Mấy học giả phương Tây cho rằng khi quân Minh chiếm lại đất Trung Quốc, các di thần nhà Tống trở về nước, đem theo cả bí quyết làm gốm men ngọc, nên “đồ Tống Thanh Hóa” bị mai một. Đó là lối suy diễn nếu không có dụng ý, thì cũng không dựa trên một cứ liệu khoa học nào cả.


4. Gốm hoa lam
 
Gốm hoa lam có từ cuối thế kỷ 14. Hình dáng và bút pháp ban đầu rất đơn giản. Mầu lam dưới men lộ rõ sắc, men bám chặt vào xương đất có độ rắn cao. Đó là loại “sành sứ” được phát triển cho đến ngày nay, tuy phong cách mỗi thời đều có thay đổi. Gốm hoa lam thường trang trí dưới men, nhưng không khắc vạch, và chỉ vẽ lối nhẹ nhàng như thủy mạc. Vẽ đẹp tiêu biểu của gốm hoa lam Việt Nam là lối vẽ phóng bút trên các lọ hoa, chân đèn, bát đĩa to hoặc nhỏ nhất là từ cuối thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17. Đề tài trang trí thường là rồng, phượng, mây, hoa sen, hoa cúc dây, v.v… Với mầu lam ngả về xám trên nền trắng hơi ngà. Hình dáng của loại này cũng có nhiều cái đẹp độc đáo: bát, chén, đĩa chân rất to và rất cao; chân đèn, lọ hoa dáng khỏe mà thanh nhã. Đặc biệt từ giữa thế kỷ 15, một số chân đèn, lư hương, lọ hoa, con giống không những khắc niên đại mà có khi còn khắc cả tên người làm. Đó là điều rất hiếm trong nghệ thuật cổ đại Việt Nam. Cũng cần nói thêm: bát men ngọc thời Lý thì chân nhỏ xíu và bát hoa lam thời này chân rất to và cao, trước tiên là do yêu cầu kỹ thuật thay đổi có lợi về mặt kinh tế (từ việc sử dụng con kể chuyển sang cạo men ở lòng bát để chồng lên nhau khi vào lò, thì với một loại xương đất nào đó, buộc phải chuyển việc làm bát từ chân nhỏ thành chân to và cao để khỏi dính nhau). Có nhiều học giả nước ngoài và trong nước trước đây nhân cái bát chân to nhỏ khác nhau mà đoán định nguyên nhân chính thuộc về mặt tư duy, hoặc thuộc về mặt tôn giáo là không đúng. Điều đáng nêu là sự phối hợp giữa kỹ thuật và nghệ thuật ở đây khá tài tình; làm cho gốm chân nhỏ hay chân to đều tạo nên được vẻ đẹp đáng giá.
 
Gốm hoa lam từ thế kỷ 19 trở về sau kém đẹp có lẽ do thị trường xuất khẩu hạn chế. Nước men kém trong, do chất liệu về đất pha vào men có thay đổi. Như nhiều loại bình, chóe có niên hiệu Gia Long không những men kém chảy, kém trong mà hình dáng nặng nề, trang trí mảnh dẻ không ăn với nhau, báo hiệu giai đoạn đi xuống của gốm hoa lam. Về sau, kỹ thuật gốm hoa lam có tiến bộ hơn; nhưng lối vẽ tay thành thục của những thế kỷ xưa nhường bước cho lối in hoa, không cho phép trở lại cái đẹp như trước được nữa.
 
Gốm hoa lam Việt Nam đối chiếu với gốm hoa lam dân gian Trung Quốc xuất hiện từ đời Minh trở về sau có mối ảnh hưởng qua lại. Nhưng bút pháp mỗi bên đều vẫn nhận ra sự khác biệt căn bản.
 

5. Gốm vẽ mầu trên men và gốm nhiều men mầu.
 
Gốm vẽ mầu trên men dường như chỉ để xuất khẩu. Hiện nay, mới phát triển các loại bát đĩa với hình dáng và xương đất giống các loại gốm hoa lam ở những thế kỷ 15, 16. Mầu trên men chủ yếu là mầu đỏ đậm, mầu xanh đồng, mầu lam nhạt. Theo tư liệu trong nước và nước ngoài, đối chiếu với một số gốm cổ Việt Nam phát hiện tại Nhật Bản, Nam Dương, Phi Luật Tân, càng xác minh loại gốm này xuất bán tại các nước vùng Đông Nam Aá khá nhiều ở thời điểm trên. Hiện vật gốm mầu trên men còn sót lại ở Việt Nam rất hiếm. Viện bảo tàng lịch sử còn giữ được một bát miệng loe, mầu trên men đã bị bong nhiều. Sở Văn hóa Hà Nội còn giữ được một đĩa to vẽ kỳ lân, mầu cũng đã bị bong ít nhiều.
 
Gốm nhiều men mầu, thịnh nhất và đẹp nhất là ở thế kỷ 10, 17. Giai đoạn này, nghệ thuật điêu khắc gỗ ở các đình chùa đạt đến đỉnh cao. Gốm dùng vào việc thờ cúng cũng bắt chước điêu khắc gỗ; rất nhiều lư hương, chân đèn, gốm chạm trổ công phu theo kiểu nghi môn, cửa võng, với đề tài rồng, phượng, hạc, tôm, cá, người v.v… y hệt kiểu chạm gỗ đương thời. Hiện vật được phủ các mầu men vàng đậm, xanh đồng, lam, trắng ngà chảy bóng và trong suốt quyện vào nhau; lại có mảng để mộc không men. Tất cả tạo nên một hòa sắc quý và đẹp đặc biệt Việt Nam.
 
Sau này, gốm nhiều men mầu khôg được đẹp như trước, như gốm trang trí chùa Hưng Ký (Hà Nội) hay gốm men mầu ở Biên Hòa, Lái Thiêu (Thành phố Hồ Chí Minh). Loại men này đã chuyển sang một công thức khác, tuy dễ làm, nhưng nước men bị đục như nước sơn tây, hạn chế diễn tả được chiều sâu của gốm.
 

6. Gốm trong kiến trúc
 
Đẹp của gốm Việt Nam không chỉ trong đồ dùng, mà cả trong kiến trúc. Năm 1937, trong cuộc khai quật di chỉ chùa Vạn Phúc (Phật Tích), tìm thấy các loại gạch và đá chạm trổ hình rồng, phượng, hoa văn của thế kỷ 11. Có viên gạch còn ghi rõ niên hiệu dựng tháp “Năm Long Thụy Thái Bình thứ 4, triều vua thứ 3 nhà Lý” (1057). Văn bia của ngôi chùa cũng ghi rõ “Vị hoàng đế thứ 3 của nhà Lý (Lý Thánh Tôn) năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 cho dựng ở đây một ngọn bảo tháp cao 10 trượng (42m) và một pho tượng thếp vàng cao 6 xích (2,4 mét). Tháng chạp 1940, cuộc khai quật thứ hai tìm thấy chân tháp nằm sát mặt đất, mỗi chiều dài 8,5 mét còn nguyên vẹn các lớp tường và chân tháp dày 2,75 mét, xây bằng nhiều loại gạch kích thước khác nhau…
 
Tại Vĩnh Phú, tháp gạch Bình Sơn xây vào thế kỷ 14, với công trình chạm trổ cũng rất công phu; gồm 14 tầng, cao và to bằng nửa tháp Vạn Phúc. Trong những năm giặc Mỹ bắn phá ác liệt; Chính phủ ta vẫn cho tu sửa lớn vì tháp sắp đổ. Qua tu sửa, phát hiện tháp này đã có một lần bị xáo trộn để xây lại vào thời Lê (do có một số gạch chạm thay thế có họa tiết muôn hoa, và do gạch một số tầng thấy được xếp lại lẫn lộn). Qua nghiên cứu tháp Bình Sơn và những mẫu gạch ở tháp chùa Vạn Phúc; cũng như ở một số nơi khác, có thể hình dung lối làm tháp cổ của Việt Nam như sau:
 
Tháp gạch chạm nổi của Việt Nam là một loại kiến trúc khá quen thuộc thời xưa. Có những phường thơ chuyên xây tháp khá đồng bộ.
 
Do quá quen thuộc, nên kiểu cách và mẫu trang trí trên tháp chỉ cần được phác thảo sơ qua trên các viên gạch ướt tại công trường làm tháp. Qua đó, các nghệ nhân đã lĩnh hội kiểu cách, kích thước để tiến hành mọi công việc xây tháp. Đây là lối sáng tạo dân gian, dùng trí tưởng tượng là chính, dùng đồ án là phụ.
Việc xây lớp gạch trang trí bên ngoài của tháp là làm thành từng lớp đắp nổi dính liền 4 mặt với nhau. Sau đó, tùy tình hình mà cắt ra từng mảnh không đều để đem nung. Nhờ thế mà nhìn chung toàn bộ tháp, các ô gạch không đều đã tạo thành một phong cách khá thoải mái, tùy tiện trong cái thế cân đối chung.
Lối xây tháp Bình Sơn khác xa lối xây tháp Chàm xưa kia. Tháp Chàm thường xây độ dày ít nhất là 3m. Người ta xây gạch lớp ngoài rất đều nhau với một chất vữa hết sức mỏng và rất kết dính, hiện chưa tìm ra công thức. Chỉ khi nào xây gạch xong, người ta mới đục chạm lên tháp đã tạo nên những hình nổi trang trí rất tinh xảo. Hiện có một số tháp còn để lại dấu vết đục chạm chưa xong ở một hai mặt, chứng tỏ nhận định này là đúng. Có giả thuyết trước đây cho rằng tháp được chạm trổ khi còn ướt, rồi phủ chất đốt để nung. Giả thiết này, chỉ riêng xét về mặt phản ứng lý hóa, cũng đã thấy hoàn toàn không đứng vững.
Ngoài những tháp gạch lớn, còn có khá nhiều tháp nhỏ có phủ men xanh đồng rất đẹp: “Tháp xanh” cạnh tháp Bình Sơn, hiện còn để lại một mẫu gạch đất trắng men xanh hình cánh sen đắp nổi, cùng kiểu cách với tháp Bình Sơn; Tháp gạch men xanh phía sau chùa Phổ Minh (Hà Nam Ninh) còn khá nguyên vẹn nhưng men đã tróc gần hết. Một số tháp men xanh nhỏ bị đổ nát trên núi Yên Tử hiện còn dấu vết… Bệ thờ đất nung chạm nổi chùa Mui (Hà Sơn Bình), thành miệng giếng nước đất nung hình cánh sen Hải Hưng) cũng đều là những công trình kiến trúc đẹp và hiếm có, còn giữ lại được đôi phần.
 
Nhìn chung về gốm kiến trúc, thì những công trình cổ đại khá công phu, nhiều kỹ thuật phức tạp, nhiều phong cách nghệ thuật vừa đồ sộ, vừa tinh tế; chỉ một loại gạch nung mà không đơn điệu. Trong thời đại ngày nay, nếu biết phát huy truyền thống gốm kiến trúc xưa để áp dụng vào những đài kỷ niệm lớn thì chắc chắn sẽ đem lại kết quả lớn.
Tìm hiểu nghệ thuật gốm Việt Nam đòi hỏi nhiều công phu, nhiều thời gian. Trong hàng chục năm qua, những công việc sưu tầm, đối chiếu, hệ thống hóa tư liệu và hiện vật gốm; những công việc nghiên cứu, thể nghiệm các loại gốm cổ truyền, những kết quả của nhiều cuộc khai quật di chỉ, đã thực sự giúp ta khẳng định quá trình phát triển nghệ thuật gốm Việt Nam thêm rõ ràng và chính xác, có cơ sở để loại bỏ những đoán định sai lầm về gốm Việt Nam do vô tình hay dụng ý xấu của một số học giả nước ngoài trước đây. Trong tương lai, việc khai quật được tiến hành đồng đều khắp cả nước, việc phát hiện nhiều lò gốm xưa điển hình; sẽ bổ sung dần lịch sử nghệ thuật gốm Việt Nam phong phú và giàu tính khoa học hơn.
Phát huy truyền thống xưa, đưa nghệ thuật gốm hiện đại đến một mức cao hơn trong việc phục vụ nhiều mặt của cuộc sống xã hội ngày nay. Đó là xu hướng chung mà nhiều nước trên thế giới hiện đang đề cập tới. Đó cũng là yêu cầu, mục đích của nghệ thuật gốm Việt Nam hiện còn nhiều khả năng tiềm tàng, đang chờ đón những ngày nở rộ.


Nguồn:cinet.gov.vn
Tags: Pottery & Ceramic


Read More Add your Comment 0 nhận xét


 

Our Partners

© 2010 Cua cong xep | cua cuon sat | Kiến trúc nội thất đẹp All Rights Reserved Thesis WordPress Theme Converted into Blogger Template by Hack Tutors.info

Liên kết: Bảng giá Seo - Bảng giá seo website Cần mua thang nhôm liên hệ Vũ Hưng nhé.
Chuẩn bị cúng tất niên mà thiếu đồ liên hệ Khường Bùi nhé.
Các bạn nữa vào đây muagiày cao gótgọi ngay cho Thành
Bạn đã biết nơi báncửa nhựa lõi thép chất lượng chưa